Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 06/06/2013
Viettel khẳng định không "dựa hơi" quốc phòng

Thật ngỡ ngàng khi biết rằng, 6 năm gần đây, Viettel đã đóng góp 1.500 tỷ đồng cho Quân đội. Nhưng doanh thu khổng lồ khoảng 7 tỷ USD của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) có phải đến từ việc được hưởng cơ chế đặc thù?

Trạm thu phát sóng di động của Viettel ở Trường Sa

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel, năm 2012 được coi là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Viettel trong nghiên cứu và phát triển (R&D).

Từ việc trích một phần lợi nhuận sau thuế để Bộ Quốc phòng đặt hàng các sản phẩm quân sự do Viettel nghiên cứu, chế tạo, Viettel đã giới thiệu và cung cấp hàng loạt sản phẩm quân sự cho Bộ Quốc phòng như: thiết bị thông tin quân sự, radar, hệ thống quản lý vùng trời, hệ thống theo dõi di chuyển các đối tượng buôn lậu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng…

Tại Hội nghị Quân chính năm 2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiết lộ một con số khiến không ít người ngỡ ngàng, 6 năm gần đây, Viettel đã đóng góp tới 1.500 tỷ đồng cho Quân đội. Viettel là đơn vị mang lại nguồn thu lớn nhất trong giai đoạn này, tương đương 75% tổng nộp ngân sách quốc phòng của các doanh nghiệp quân đội.

Cùng với số tiền đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách quốc phòng, Viettel đã bàn giao hai đường trục, mỗi đường có dung lượng lên đến 400GBPS cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc. Trong đó, một đường trục được Viettel xây dựng từ chính 2 sợi quang do Bộ Quốc phòng và Chính phủ giao từ năm 1997.

Thông thường, một đường trục cần phải có đủ 4 sợi quang, một sợi làm nhiệm vụ thu, một sợi vu hồi cho sợi thu, một sợi làm nhiệm vụ phát tín hiệu, một sợi dự phòng cho sợi phát. Thế nhưng, năm 1997, cả Việt Nam chỉ có 10 sợi quang, 5 sợi đã giao VNPT, 5 sợi giao EVN và mỗi bên đã dùng hết 4 sợi, chỉ còn lại 2 sợi quang dư thừa, không thể làm nên một đường trục.

Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, Viettel đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công công nghệ ghép bước sóng trên một sợi quang với cự ly xa đến 1.400 km, dung lượng đạt 2,5GBPS. Nghĩa là, từ 2 sợi quang được cấp, Viettel dùng một sợi thực hiện nhiệm vụ vừa thu vừa phát tín hiệu, sợi còn lại làm nhiệm vụ dự phòng.

Đặc biệt, đường trục thông tin quân sự hữu tuyến đầu tiên của Quân đội đã được thi công, lắp đặt trong gần 1 năm mà không cần có sự tham gia, dù chỉ là tư vấn, giúp đỡ, từ các đối tác nước ngoài. Trước đó, ở Việt Nam, để xây dựng một đường trục có đủ 4 sợi quang, các công ty khác đều thuê chuyên gia nước ngoài.

Từ thành công ban đầu, Viettel liên tiếp xây dựng 4 đường trục cáp quang cho mình, trở thành đơn vị sở hữu mạng trục có dung lượng lớn nhất tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Đường trục đầu tiên ngày ấy với tên gọi 1A được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, hiện lớn gấp 160 lần, sau đúng 16 năm - một sức lớn như Phù đổng.

Ngoài ra, Viettel đã xây dựng cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc thêm đường trục QB (đường trục nhánh nối với đường trục 1A) có chiều dài gần 2.000 km, cũng có dung lượng lên tới 400GBPS.

Bên cạnh những đóng góp trực tiếp cho quốc phòng, Viettel còn có những đóng góp đặc biệt khác. Hệ thống trạm phát sóng biển đảo, phủ gần như toàn bộ vùng biển Việt Nam với bán kính cách bờ 100 km. Cũng lại là lần đầu tiên, một doanh nghiệp viễn thông trên thế giới hiện thực hóa khả năng này của các trạm phát sóng (thông thường, người ta chỉ thiết kế cho trạm phát sóng phủ bán kính khoảng 35 km). Với hơn 1.400 trạm phát sóng dọc bờ biển, hệ thống này đang phục vụ hàng chục nghìn ngư dân, các chiến sỹ hải quân và cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo tổ quốc.

Viettel còn xây dựng một hệ thống trạm phát sóng cho các đồn biên phòng và đang tiếp tục phủ sóng dọc đường tuần tra biên giới. Kinh phí để xây dựng một trạm phát sóng ở những nơi đặc biệt này gấp 3 - 5 lần mức thông thường. Riêng kinh phí vận hành các trạm biển đảo lên đến hàng chục tỷ đồng một năm, chỉ để phục vụ vài chục thuê bao hoạt động thường xuyên (với các trạm thông thường, con số này khoảng 2.000 thuê bao).

Theo Baodautu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0