Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/05/2013
Ngân hàng triển khai Mobile Banking: "Nho vẫn còn xanh"

Không phải ngân hàng nào cũng có thể gặt hái được thành công khi triển khai dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking), bởi không dễ gì thu hút được số lượng lớn khách hàng sử dụng kênh dịch vụ mới này.

Anh Mobile Banking.jpg
Cả nước đã có gần 130 triệu thuê bao điện thoại di động nhưng rất ít người dùng di động để thực hiện giao dịch ngân hàng. Ảnh: X.B

Ít người dùng dù tiện ích hấp dẫn

Các ngân hàng đã áp dụng nhiều kênh dịch vụ để thu hút khách hàng như quầy giao dịch trực tiếp, ATM, POS, Internet Banking (giao dịch ngân hàng qua Internet - thường dùng trên máy tính),… Trong bối cảnh tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao, một kênh dịch vụ mới lại vừa được bổ sung vào hệ thống ngân hàng đa kênh - đó là Mobile Banking.

Người sử dụng Mobile Banking có thể nhận tin nhắn thông báo số tiền trong tài khoản khi có sự biến động tăng/giảm, chuyển tiền qua điện thoại di động,.. Hơn nữa, với những chiếc điện thoại thông minh được tích hợp sẵn số tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ tín dụng cá nhân thì mỗi khi mua hàng, chỉ cần đưa điện thoại vào thiết bị thanh toán là có thể hoàn tất khâu thanh toán một cách dễ dàng.

Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Mikhail Kryuchkov - Giám đốc thị trường quốc tế Diasoft nói vui: "Thế hệ trẻ sinh ra từ những năm 90 trở lại đây sẽ có 2 ngón tay cái phát triển rất to vì bấm phím điện thoại liên tục. Và họ thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn, điện thoại hơn là những cách thức truyền thống như đến quầy giao dịch, gọi điện đến ngân hàng hoặc Internet Banking. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Mobile Banking phát triển".

Tuy nhiên, theo bà Li-May Chew, Phó Giám đốc nghiên cứu thị trường IDC Financial Insight, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Oracle, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động còn khá mới đối với các quốc gia trên thế giới chứ không riêng Việt Nam, bởi vậy số lượng người dùng rất khiêm tốn.

Theo thống kê được ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam công bố mới đây thì cả nước hiện có hơn 40 ngân hàng thương mại đang hoạt động hiệu quả nhưng chỉ có 6 ngân hàng có những ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh; mới có 4% người dân dùng smartphone để giao dịch ngân hàng (tại Hàn Quốc, tỷ lệ này là 51%).

Nhận xét về tiềm năng phát triển số lượng người dùng Mobile Banking trong thời gian tới, ông Ramesh Nagarajan, Phụ trách Kinh doanh và Marketing khu vực châu Á của Công ty Sandstone cho rằng: hiện mới có 10 triệu người trong tổng số 90 triệu dân Việt Nam tiếp cận dịch vụ ngân hàng qua các kênh khác nhau, 80 triệu người còn lại chính là đối tượng tiềm năng sử dụng Mobile Banking, nhất là khi tổng số thuê bao điện thoại di động ở Việt Nam đang đạt tới con số gần 130 triệu và sóng di động đã phủ tới cả vùng sâu, vùng xa. Để tăng hiệu quả cho hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại, các ngân hàng cần tính tới phương án kết nối Mobile Banking với các kênh khác như ATM, Internet Banking và cần có thêm những ứng dụng riêng cho các thiết bị di động như smartphone, tablet,…

Đã có tiền lệ thất bại

Chia sẻ tại Hội thảo Banking Vietnam 2013, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, tính đến tháng 7/2012, đã có 26 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ SMS Banking với trên 4,1 triệu khách hàng sử dụng, thực hiện trên 2,2 triệu giao dịch; và có 19 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ Mobile Banking với trên 2,9 triệu khách hàng, thực hiện trên 11,9 triệu giao dịch.

Số lượng người dùng và giao dịch như vậy quá nhỏ so với tiềm năng của 90 triệu người dân. Hơn thế, kênh dịch vụ Internet Banking đã được triển khai nhiều năm qua song số lượng người dùng chưa nhiều và thường chỉ sử dụng ở mức truy vấn tài khoản chứ chưa dùng để thanh toán trực tuyến. Do đó, nhiều ngân hàng cho rằng chưa cần đầu tư thêm một kênh dịch vụ mới trong bối cảnh nguồn ngân sách ngày càng bị thắt chặt.

Tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế, những thông tin mà ông Mikhail Kryuchkov cung cấp cho phóng viên ICTnews cho thấy, triển khai Mobile Banking không phải “muốn là được”. Ở Nga, trong tổng số 800 ngân hàng thì chỉ có 10 ngân hàng thực sự thành công với Mobile Banking, 100 ngân hàng khác đang bắt đầu thử nghiệm nhưng tỷ lệ khách hàng còn thấp. Một trong những lý do chính khiến ngân hàng thất bại là quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ quá phức tạp. Chẳng hạn, một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đến trụ sở đổi SIM mới sử dụng được Mobile Banking để đảm bảo an toàn bảo mật và kết quả là sau một thời gian chỉ có 1% khách hàng chấp nhận việc này. Một nguyên nhân khác là có những ngân hàng tự lập trình, xây dựng ứng dụng cho mobile, và do đội ngũ IT của ngân hàng thiếu chuyên nghiệp nên chất lượng ứng dụng không tốt khiến khách hàng không hài lòng. Các ngân hàng Việt Nam nên tham khảo những kinh nghiệm này từ Nga để tránh “đi vào vết xe đổ”.

Nhìn xa hơn về khả năng phát triển liên thông Mobile Banking của các ngân hàng tại Việt Nam để 1 khách hàng của ngân hàng bất kỳ (chẳng hạn VietinBank) cũng có thể sử dụng dịch vụ Mobile Banking của Techcombank và các ngân hàng khác, bà Li-May Chew nhận định: hiện các ngân hàng đã tham gia hệ thống giao dịch liên ngân hàng và liên thông kết nối các dịch vụ như ATM, POS song sẽ cần một khoảng thời gian dài nữa mới có thể liên thông cả Mobile Banking.

Theo IDG, tại Việt Nam, các ngân hàng Đông Á, Eximbank, SHB, Maritime Bank đang là những ngân hàng cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, e-commerce,.. Còn các ngân hàng Tiên Phong, Maritime Bank, Vietinbank có tỷ lệ giao dịch ngân hàng trực tuyến thành công cao nhất.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0