Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 06/05/2013
Máy vi tính, sản phẩm điện tử: Nhập siêu tăng

Đều có tốc độ tăng trưởng cao nhưng nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử có mức tăng cao hơn xuất khẩu nên dẫn tới tình trạng nhập siêu cao. Nhập khẩu là để phục vụ sản xuất nhưng rất cần phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa lĩnh vực này.

Trong giai đoạn 1997-2012, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng bình quân 21,2%/năm, từ mức 440 triệu USD lên 7,838 tỷ USD. Mức tăng xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cao hơn mức trung bình của tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (18,3%/năm).

Trong 4 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 46,1% so với cùng kỳ năm trước. Tín hiệu này cho thấy xuất khẩu cả năm 2013 có thể vượt mốc 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tới 96,5% mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sản xuất tại Việt Nam.

Xuất nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 4 tháng đầu năm.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hiện Việt Nam xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tới trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, 28 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 10 triệu USD, 11 thị trường đạt trên 50 triệu USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã có mặt ở nhiều nước mà trước kia Việt Nam phải nhập khẩu.

 

Đứng đầu là Trung Quốc với 515 triệu USD, tiếp đến Mỹ (266 triệu USD), Malaysia (250 triệu USD), Hà Lan (137 triệu USD), Anh (121 triệu USD), Singapore (97 triệu USD), Nhật Bản (88 triệu USD), Hàn Quốc (60 triệu USD), Ấn Độ (52 triệu USD)...

Các thị trường Việt Nam xuất siêu gồm có Hà Lan (135 triệu USD), Anh (119 triệu USD), Hong Kong (86 triệu USD), Pháp (82 triệu USD), Mỹ (75 triệu USD), Ấn Độ (51 triệu USD)…

Về nhập khẩu, trong giai đoạn 2000-2012 tăng trung bình 25,1%, từ mức 893 triệu USD lên 13,111 tỷ USD. Mức tăng nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng cao hơn mức tăng trung bình của tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (18%/năm) trong cùng thời gian.

Kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm nay tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu của cả nước. Với mức tăng như vậy, dự báo nhập khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2013 sẽ lập đỉnh điểm mới trên 16 tỷ USD.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Hàn Quốc 1,232 tỷ USD, Trung Quốc 1,030 tỷ USD, Singapore 412 triệu USD, Nhật Bản 390 triệu USD, Malaysia 227 triệu USD, Mỹ 191 triệu USD, Philippines 165 triệu USD, Đài Loan (Trung Quốc) 147 triệu USD, Thái Lan 76 triệu USD…

Các thị trường Việt Nam nhập siêu gồm Hàn Quốc (1,171 tỷ USD), Trung Quốc (515 triệu USD), Singapore (315 triệu USD), Nhật Bản (282 triệu USD)…

Trong thương mại máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Việt Nam luôn nhập siêu với quy mô lớn. Năm 2000, nhập siêu 104 triệu USD, năm 2005 là 211 triệu USD, năm 2010 lên 1,618 tỷ USD, năm 2011 nhảy vọt 3,304 tỷ USD, năm 2012 là 5,273 tỷ USD.

Trong 4 tháng năm 2013, mức nhập siêu tăng mạnh đạt 2,404 tỷ USD. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập siêu 1,99 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 414 triệu USD.

Như vậy, ngoài nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, một lượng lớn nhập khẩu để phục vụ tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, để giảm mức nhập siêu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đang có xu hướng gia tăng cần phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa, giảm gia công lắp ráp và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu.

Theo Baodientu.chinhphu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0