|
Việc triển khai ứng dụng PMNM trong các cơ quan Nhà nước trước đây chỉ dừng ở mức khuyến khích chứ không bắt buộc nên tiến độ triển khai còn chậm. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Cụ thể, khi đầu tư xây dựng hoặc mua sắm phần mềm ứng dụng thì bắt buộc các phần mềm phải có khả năng tùy biến để có thể cài đặt, sử dụng trên cả hệ điều hành nguồn đóng và nguồn mở. Khi đầu tư, mua sắm máy tính mới, phải đảm bảo các máy tính đó đã được cài đặt hệ điều hành nguồn mở và bộ phần mềm văn phòng nguồn mở hoặc hệ điều hành có bản quyền và bộ phần mềm văn phòng nguồn mở.
Các loại phần mềm trên máy chủ nên xem xét cài đặt, sử dụng sử dụng PMNM gồm: hệ điều hành mạng, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm dịch vụ mạng (DNS, web server, mail server, VPN, gateway, print server), phần mềm làm việc cộng tác (groupware), hệ quản trị thông tin (CMS), hệ thống an ninh/ bảo mật và các phần mềm khác.
Những loại phần mềm thông dụng trên máy trạm nên xem xét cài đặt, sử dụng PMNM gồm: Hệ điều hành; Phần mềm văn phòng; Phần mềm mạng: trình duyệt web, trình duyệt thư trên máy trạm; Phần mềm tiếng việt: gõ bàn phím, từ điển; Phần mềm đọc file pdf; Phần mềm nén file; Phần mềm diệt vi rút, gián điệp và các phần mềm khác.
Mặt khác, việc đăng tải tài liệu (file) trên cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quy định sau: Tất cả các tài liệu văn bản, bảng tính, trình diễn dạng cho phép đọc và chỉnh sửa phải có định dạng theo Tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở các ứng dụng văn phòng ODF, cụ thể: định dạng .odt đối với tài liệu dạng văn bản; định dạng .ods đối với tài liệu dạng bảng tính; định dạng .odp đối với tài liệu dạng trình diễn. Các tài liệu dạng chỉ đọc áp dụng Tiêu chuẩn định dạng Portable Document Format (.pdf) v1.4, v1.5, v1.6.
Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước cũng phải xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển PMNM hàng năm và 5 năm; tập trung triển khai ứng dụng PMNM ở các đơn vị chuyên trách CNTT, sau đó nhân rộng trong tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Chủ động nghiên cứu ứng dụng PMNM vào một số ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền điện tử như: cổng thông tin điện tử, hệ thống một cửa điện tử, hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản, điều hành,... Chủ động xây dựng các phần mềm sử dụng hoặc phát triển từ PMNM phục vụ công tác quản lý chuyên ngành, nghiệp vụ như ứng dụng phục vụ quản lý, khai thác, vận hành chuyên ngành y tế, giáo dục, giao thông, công thương, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, ... Đảm bảo các ứng dụng được xây dựng có thể cài đặt và hoạt động được trên cả hai loại hệ điều hành nguồn mở và nguồn đóng, có khả năng tương thích với các bộ phần mềm văn phòng nguồn mở và nguồn đóng thông dụng.
Hàng năm, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn bố trí đúng, đủ, kịp thời kinh phí để thực hiện kế hoạch ứng dụng, phát triển và đào tạo nhân lực PMNM tại địa phương.
Ngoài ra phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ bản quyền phần mềm. Định kỳ hàng năm, thống kê và công bố số lượng phần mềm hợp pháp mới cài đặt trong năm bao gồm phần mềm thương mại nguồn đóng có bản quyền và PMNM; Đưa việc sử dụng PMNM vào chỉ tiêu xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, kết quả đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử, chỉ tiêu xếp hạng mức độ sẵn sàng CNTT hàng năm để bình xét thi đua, khen thưởng.
VNPT và Viettel phải gương mẫu
Cũng theo Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM) trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETTEL) phải gương mẫu trong công tác nghiên cứu phát triển các ứng dụng phần mềm sử dụng PMNM, triển khai ứng dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, đơn vị để trở thành mô hình điểm cho các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng công ty Nhà nước khác trong việc ứng dụng PMNM. Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu ứng dụng PMNM trong việc xây dựng các hệ thống thông tin cho các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Các doanh nghiệp phần mềm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ PMNM, đồng thời bản địa hoá, hoàn thiện, bổ sung tính năng cho những sản phẩm PMNM phù hợp nhu cầu của cơ quan Nhà nước; Chú trọng việc cung cấp các dịch vụ về PMNM sau bán hàng.
Theo Ictnews.vn