Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/01/2007
Cần sớm có quyết sách về phát triển công nghệ cao

Theo Uỷ ban KHCN&MT của QH, một số nước trước đây có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp tương tự Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan…nhưng do sớm có quyết sách về ứng dụng và phát triển công nghệ cao (CNC) nên chỉ sau gần 2 thập kỷ đã có những bước nhảy vọt về kinh tế, xã hội.

Tập đoàn Intel ngày nhận giấy phép đầu tư vào khu CNC TP. Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, trình độ CNC ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn mới bắt đầu hình thành, còn thua kém ngay kể cả với một số nước trong khu vực; chưa có chiến lược, quy hoạch tổng thể để ứng dụng trong những lĩnh vực then chốt để tạo sự đột phá. Hai khu CNC quốc gia mặc dù đã được thành lập cách đây gần 10 năm, nhưng đến nay kết quả đạt được chỉ khiêm tốn. Cơ chế ưu đãi mới chỉ thực hiện cho các doanh nghiệp trong khu CNC quốc gia, gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp nằm ngoài.  

Việt Nam cũng có 2 trung tâm CNC quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM, ngoài ra một số tỉnh thành đã bắt đầu xây dựng các khu CNC địa phương. Các doanh nghiệp cũng rất chú ý đầu tư vào CNC như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, tập đoàn FPT… Một số chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng và phát triển CNC, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, tự động hoá, vật liệu mới đã được ban hành. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ ứng dụng và phổ cập công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Trong y tế, cũng đã có một số thành tựu đạt trình độ quốc tế như ghép gan, thận, sản xuất vắc-xin…

Nên hay không phân loại khu CNC?

Cơ quan thẩm tra pháp lệnh CNC - Uỷ ban Pháp luật đề nghị, cần một đánh giá toàn diện về tình hình nghiên cứu, ứng dụng phát triển CNC ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác định cho được trình độ của ta đang nằm ở ngưỡng nào. Cơ quan trình dự án cũng cần cung cấp thêm thông tin về kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng luật về công nghệ cao.

Về khu CNC, Uỷ ban Pháp luật cũng đề nghị cân nhắc kỹ việc quy định phân loại theo hình thức quản lý. Bởi vì hiện nay, cả nước có 2 khu CNC do Thủ tướng quyết định thành lập (khu CNC Láng - Hoà Lạc và khu CNC thành phố Hồ Chí Minh) nhưng cách thức quản lý có sự khác nhau vì vậy mà mô hình, hiệu quả hoạt động cũng khác nhau. Ủy ban Pháp luật cho rằng cần có tổng kết về hoạt động của 2 khu này để rút ra những kinh nghiệm về cách thức tổ chức, quản lý và làm rõ những vướng mắc khiến cho 2 khu CNC này không phát triển được, hoặc phát triển không như mong đợi. Từ đó mới nên quy định nên hay không phân loại khu CNC.

Dự thảo pháp lệnh cũng quy định một số tiêu chí cho doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp CNC. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói: Trên thực tế việc xác định tiêu chí này rất khó, vì ngay cả đối với một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp CNC thì trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm CNC của mình cũng vẫn có giai đoạn phải sử dụng công nghệ “không cao”. Nếu quy định quá chặt như dự thảo pháp lệnh sẽ không khuyến khích phát triển CNC mà ngược lại sẽ có tác động không tốt đến các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong các khu CNC hiện nay.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0