Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 06/02/2013
Ủng hộ sản phẩm truyền thông số VN đối trọng với Chinh Đồ, WeChat

Hai vụ “đường lưỡi bò” điển hình trong sản phẩm truyền thông số (TTS) của Trung Quốc là Chinh Đồ và WeChat đang đặt người dùng Việt Nam trước câu hỏi: Tẩy chay chúng, nhưng dùng sản phẩm nào thay thế? Và hơn thế nữa, phải làm gì để có những sản phẩm TTS “made in Vietnam” đủ mạnh để tuyên truyền cho quan điểm về lãnh thổ biển đảo chính nghĩa của chúng ta?

Ủng hộ sản phẩm truyền thông số VN đối trọng với Chinh Đồ, WeChat 

Giao diện về tính năng chia sẻ hình ảnh trên Wala.

Không chơi game Chinh Đồ của Giant thì chúng ta có thể chơi hàng trăm đầu game khác. Không dùng WeChat của Tencent thì chúng ta có thể chuyển sang dùng những sản phẩm được gọi là OTT khác như Viber, WhatsApp và Tango... đang khá phổ biến. Tuy nhiên, những game hay sản phẩm OTT đang được dùng phổ biến ấy, đều là sản phẩm nước ngoài.  

Về game, cần nói thẳng rằng game Việt chưa đủ hấp dẫn và độc đáo nên game thủ VN ít chuộng. Nhưng ở các sản phẩm OTT có tính năng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên nền Internet và hơn thế nữa, thì VN chúng ta không thiếu. Đơn cử như Zalo của VNG, hay Wala của Cty Wala là những sản phẩm không chỉ đáp ứng được các nhu cầu thông thường kể trên, mà còn có thêm nhiều tiện ích độc đáo. Như Wala, có tính năng tìm bạn ở xung quanh khá độc đáo và cũng là một mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh, trao đổi... Đây đều là những ứng dụng thuần Việt, còn rất mới mẻ, lượng người dùng đang trên đà gia tăng. Những ứng dụng này mang tính thuần Việt, không chỉ thừa sức thay thế cho WeChat hay sản phẩm TTS cùng loại nào khác của Trung Quốc, mà cũng bảo đảm độ an toàn không bị “đường lưỡi bò” liếm qua.

Dùng sản phẩm TTS Việt trước hết để thay thế những sản phẩm TTS của Trung Quốc mang tinh thần không đúng đắn và phi nghĩa, và cũng là một cách bày tỏ tinh thần ủng hộ hàng Việt. Trung Quốc đã biết tận dụng các sản phẩm TTS của họ để tuyên truyền cho quan điểm về lãnh thổ biển đảo sai trái của họ, vậy tại sao những người dùng VN không thể ủng hộ những sản phẩm TTS Việt để giúp nó lớn mạnh, tạo ra cộng đồng rộng lớn thông qua đó truyền thông về tinh thần yêu chuộng hòa bình và bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta?

Thời điểm trước khi bị phát hiện có “đường lưỡi bò”, WeChat có hơn 1 triệu người dùng tại VN, đa phần được cài đặt sẵn trong các mẫu điện thoại. Vậy nếu các nhà sản xuất ĐTDĐ thương hiệu Việt làm tốt việc đưa vào các ứng dụng OTT thuần Việt, và người dùng VN ủng hộ sử dụng các sản phẩm như Zalo, Wala... thì chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo ra những cộng đồng Zalo, Wala... hàng chục triệu người dùng, từ đó rất thuận lợi để giáo dục kiến thức, ý thức về lãnh thổ và biển đảo VN, phản bác các luận điệu sai trái mà các sản phẩm TTS của Trung Quốc đã và đang truyền tải.  

Chúng ta tẩy chay họ, chống các sản phẩm “đường lưỡi bò” của họ, nhưng thực ra là trong thế thụ động. Để chủ động, chúng ta phải tạo dựng những cộng đồng Việt sử dụng các sản phẩm TTS Việt đủ lớn mạnh, thì sẽ có được tiếng nói có sức nặng, lan tỏa lớn, để những quan điểm của chúng ta không chỉ đến được với người dùng trong nước mà cả nước ngoài.

Theo Laodong.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0