Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/01/2007
Đối mặt với các "đại gia" máy tính thế giới

Liên minh để tập trung sức mạnh - có lẽ đó là giải pháp tốt nhất của các Cty máy tính VN để có được một chỗ đứng của mình khi các "đại gia" máy tính nước ngoài đổ bộ vào thị trường VN.

uy nhiên, thực hiện điều này, các Cty máy tính VN lại phải đối mặt với những khó khăn nảy sinh chính từ nội bộ của mình...

"Cuộc chiến" liên minh

Khi bàn đến những "trục trặc" trong việc liên minh các Cty máy tính VN, một vị giám đốc của một Cty máy tính tại TPHCM nói khôi hài: "Liên minh NATO kia còn có những lúc bất đồng giữa các thành viên, các liên minh máy tính (LMMT) VN nếu không bền chặt cũng là chuyện dễ hiểu...".

Liên minh VN đấu với liên minh VN

Khởi đầu cho xu hướng LMMT tại VN là LMMT Thánh Gióng, ra mắt tại Hà Nội tháng 6.2004, được quảng bá mạnh mẽ với khẩu hiệu "1 triệu máy tính giá rẻ cho thanh niên vùng nông thôn".

Intel VN - "chủ trò" gây dựng nên LM Thánh Gióng - đã mời những Microsoft, HP, LG, Samsung, Seagate... đứng vào LM để cung cấp linh kiện và thiết bị với giá ưu đãi, tạo điều kiện cho hai "cục cưng" của Intel khi ấy là FPT-Elead và CMS lắp ráp các dòng máy tính giá rẻ để tung ra thị trường.

Hai dòng máy CMS T300 và Elead DC 1000S cấu hình cơ bản được ra mắt với giá chỉ có 3.950.000 đồng/chiếc đã là một sự đột phá về giá cả. Song việc dồn nguồn lực để "bơm" cho FPT-Elead và CMS đã bị dư luận đặt câu hỏi có phải là một thứ "đặc quyền đặc lợi", chẳng khác nào viên đá ném xuống mặt hồ gây sóng.

Các Cty nhỏ hơn ở Hà Nội và cả TPHCM cũng có những toan tính riêng "ăn theo" chương trình máy tính giá rẻ được quảng cáo, tiếp thị rầm rộ bằng nguồn kinh phí của các đại gia.

Ngày 6.8.2004, 6 Cty nhỏ không mấy tên tuổi ở Hà Nội đã công bố hình thành LM G6, và cho ra thị trường những dòng máy tính giá còn rẻ hơn của LM Thánh Gióng, làm "choáng" các đại gia trong LM Thánh Gióng.

Tuy nhiên, để làm được điều này G6 phải gồng mình chịu lỗ mỗi máy bán ra 4USD. Nhưng bù lại, G6 đã đưa ra dịch vụ bảo hành tại nhà nên thu về mỗi máy 10USD. Cuộc chiến giữa LM Thánh Gióng và G6 kéo dài nhiều tháng. Và, G6 đã ngoạn mục chiếm lĩnh lại được một phần thị trường.

Và tự suy yếu

LMMT Thánh Gióng trên thực tế chỉ có hai thương hiệu máy tính CMS và FPT-Elead, đều là Cty VN. Nhưng hai con hùm không thể sống chung trong một LM. Việc tung ra các chiêu thức để cạnh tranh, đề ra các cấu hình và giá chênh lệch nhau dần dà cũng dẫn đến sự rạn nứt giữa hai thương hiệu này.
 
Lại thêm "kẻ phá bĩnh" G6 khiến cho ưu thế cạnh tranh của LM Thánh Gióng phai nhạt. LM này dần  đi đến tan rã. LM G6 cũng chẳng tồn tại được lâu hơn, tự giảm giá, không có mục tiêu xây dựng thương hiệu lâu dài nên cũng dần rã đám. Nhìn chung, cả hai LM được hình thành trong một mục đích  "ăn xổi", gắn bó với nhau vì lợi ích trước mắt chứ không vì mục tiêu lâu dài.

Nếu chỉ so sánh trong "cuộc đấu" giữa hai LM Thánh Gióng và G6, có thể thấy sự rã đám của G6 là hợp lý sau khi đã làm xong nhiệm vụ lịch sử để chứng minh rằng: DN nhỏ cũng có thể chống lại các đại gia, tạo cho thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn, đem đến cái lợi nhiều hơn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nếu khu biệt vấn đề theo tiêu chí máy tính thương hiệu Việt - máy tính thương hiệu ngoại, thì "cuộc đấu" trên lại là tự làm suy yếu mình vì sự chia rẽ trong nội bộ DN VN.

Cạnh tranh với hàng ngoại

Tháng 5.2006, Intel công bố chương trình máy tính xách tay (MTXT) được "Chứng nhận bởi Intel" (Verify by Intel - VBI)  tại VN, tập hợp 14 nhà sản xuất, lắp ráp máy tính VN.

Khác LM Thánh Gióng, LM mới này chỉ thuần Cty VN, và cũng chỉ nhằm cung cấp MTXT với giá rẻ hơn từ 30%-50%. Giá rẻ vì nhờ kế hoạch sẽ chuẩn hoá 7 loại linh kiện và đặt hàng với số lượng lớn. Không tuyên bố công khai nhưng ai cũng biết rằng LM VBI để nhằm cạnh tranh với các thương hiệu MTXT nước ngoài của IBM, HP, Acer, Toshiba v.v...

Các đại gia nước ngoài thừa biết điều này. Nhân lúc LM VBI đang gặp khó khăn không tập trung đủ số lượng linh kiện để nhập với giá ưu đãi thì HP và Acer đã nhanh chóng tung ra các dòng MTXT giá rẻ, tạo đột phá và chiếm lĩnh thị trường.
 
Cho đến thời điểm này, chỉ duy nhất một thành viên của VBI là CMS là kiên trì đi theo lối của mình, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2006 đã bán được 2.000 chiếc MTXT chủ yếu là các dòng máy giá dưới 10 triệu đồng. Song các đại gia nước ngoài vẫn đang chiếm hơn 90% thị phần MTXT tại VN.

Sau khi Intel công bố LM VBI, cũng trong tháng 5.2006 tại TPHCM đã xuất hiện một LM MTXT thứ hai mang tên V-Open, gồm các đơn vị VN thuộc nhiều tỉnh, thành. Nhưng LM này đã chết non vì tổ chức hoạt động yếu và mối liên kết quá lỏng lẻo.

Hai LM MTXT ra đời, tính đến thời điểm này sau hơn 8 tháng nhưng không tạo được dấu ấn gì, để cho các đại gia nước ngoài "tiên hạ thủ vi cường" chiếm thế thượng phong trên thị trường. Trong đó, đại gia Acer chiếm hơn 60% thị phần về MTXT giá rẻ.
 
Trước tình hình này, V-Open đã cơ cấu lại để trở thành một liên minh "bình mới rượu mới" ra mắt ngày 9.1.2007, dưới tư cách pháp nhân mới là Cty cổ phần công nghệ Liên Việt Thành, sản phẩm là MTXT thương hiệu Việt V-Open.

* Liên minh máy tính Thánh Gióng ra mắt tại Hà Nội tháng 6.2004.

* Liên minh G6:
Gồm 6 Cty nhỏ tại Hà Nội là Trần Anh, Mai Hoàng, Phúc Anh, Vĩnh Trinh, Hà Nội Computer và Ben Computer, ra đời vào tháng 8.2004.

* Liên minh MTXT "Chứng nhận bởi Intel" ra mắt vào ngày 10.5.2006 tại TPHCM, gồm 14 Cty máy tính VN, nhằm hợp chuẩn 7 linh kiện máy tính, hạ giá MTXT tại thị trường VN. 

* Liên minh V-Open: Thành viên là nhiều đơn vị máy tính trên cả nước. Ra đời tháng 5.2006 tại TPHCM. Sau đó được cơ cấu lại thành Cty cổ phần Liên Việt Thành ra mắt tại TPHCM ngày 9.1.2007 với 9 thành viên.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0