Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/01/2013
FPT: Vinashin, Vinalines không mất 92.000 tỷ đồng nếu ứng dụng CNTT

Theo ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty FPT IS, chỉ cần đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng cho hệ thống CNTT hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp thì Vinashin, Vinalines đã không mất tới 92.000 tỷ đồng như vừa qua.

ERP1.jpg
Doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt hiện trạng và tăng cường “sức khỏe kinh doanh” nếu sử dụng hệ thống phần mềm Quản trị Doanh nghiệp (ERP). Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty FPT IS phân tích: Chắc chắn nếu Vinashin, Vinalines ứng dụng hệ thống phần mềm Quản trị Doanh nghiệp-ERP để quản lý tài chính doanh nghiệp, có khả năng giám sát thường xuyên doanh thu, lợi nhuận, quản lý vốn vay, lỗ lãi… thì chỉ cần khi thất thoát khoảng 5 tỷ đồng, 10 tỷ đồng… hệ thống đã có báo cáo rồi. Hệ thống ERP sẽ kết xuất báo cáo hàng tuần, hàng quý, và có cả chức năng gửi báo cáo cho ban lãnh đạo Vinashine, Vinalines rồi báo trực tuyến (online) lên Bộ Giao thông Vận tải, lên Thủ tướng. Chỉ cần hôm trước báo lỗ 5 tỷ, hôm sau báo 10 tỷ đồng, rồi liên tục hôm sau nữa 100 tỷ đồng, 300 tỷ đồng, 500 tỷ đồng,.. thì chắc đến khi báo lỗ khoảng 5.000 tỷ đồng, hoặc cùng lắm đến 10.000 tỷ đồng là sẽ có thanh tra vào cuộc, không cho làm tiếp. Ví dụ, báo cáo cho thấy mua 1 ụ nổi thấy lỗ thì thanh tra sẽ đến làm việc, không cho mua thêm 10 ụ nữa.

Thế nhưng vì không ứng dụng CNTT nên các cơ quan quản lý không có thông tin, để việc thất thoát kéo dài tới 5 - 7 năm, đến khi tổng số thất thoát lên đến 92.000 tỷ đồng mới biết.

“Trường hợp nêu trên giống như cái nhà sắp sập, nếu theo dõi thường xuyên, biết những chỗ mối mọt rồi thì thay kịp thời, còn nếu chẳng thay gì cả, lúc nhà sập thì cả nhà cùng chết”, ông Bảo ví von.

Cũng theo ông Bảo, để đầu tư hệ thống ERP cho một tập đoàn như Vinashin hay Vinalines chỉ cần khoảng 1.000 tỷ đồng. Nếu các tập đoàn, doanh nghiệp lớn không nhìn vào bài học kinh nghiệm từ Vinashin, Vinalines và gấp rút triển khai ứng dụng CNTT thì sẽ không tránh khỏi lại có doanh nghiệp lâm cảnh thất thoát tương tự vì không ai biết thực sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra thế nào.

“Trên thực tế, một tổng công ty, tập đoàn có khoảng 20 - 30 công ty con, mỗi công ty kinh doanh đầu tư một mảng, nói cách khác là có nhiều xó xỉnh, mỗi xó ném một tí vốn đầu tư. Nếu không có công cụ để lôi các xó đó ra cộng lại và tính toán thì sẽ không biết được bức tranh kinh doanh thật. Và đến khi biết thất thoát thì tiền đã mất rồi. Thà rằng đầu tư CNTT để sau này không mất tiền nữa”, ông Bảo chia sẻ.

Tại Việt Nam đã có một số điển hình thành công về triển khai ERP như Petrolimex, hiện có báo cáo doanh số, lợi nhuận hàng tuần. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì còn rất ít doanh nghiệp triển khai ERP.

Tổng mức đầu tư cho một hệ thống CNTT tùy thuộc vào số lượng người dùng hệ thống, số điểm triển khai. Doanh nghiệp có doanh số thấp nhưng triển khai nhiều điểm trên toàn quốc sẽ phải đầu tư tốn kém hơn. Ví dụ, Petrolimex phải chi hết 12,5 triệu USD cho hệ thống ERP, nhưng với một ngân hàng tính ra chỉ khoảng 5 – 6 triệu USD.

Ở góc nhìn rộng hơn về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tài chính, ông Bảo còn chia sẻ: Tưởng tượng viễn cảnh về một hệ thống thông tin mà Bộ Tài chính chỉ cần bật màn hình lên là nhìn được hết doanh nghiệp đang vay bao nhiêu, nợ, lỗ, lãi thế nào; có thể rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác của việc báo cáo Chính phủ về con số thu ngân sách (đến nay, Bộ vẫn phải tổng hợp từ Kho bạc, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, mất khoảng 1 tháng hoặc 2 tháng mới có báo cáo lên Thủ tướng, khi đó con số đã lạc hậu), hỗ trợ tốt cho việc Chính phủ ban hành được những chính sách mới một cách kịp thời.

Hiện một số lĩnh vực trong ngành Tài chính đã ứng dụng rất tốt CNTT. Điển hình như hoạt động quản lý thuế, nếu không có hệ thống ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý thuế thu nhập cá nhân thì sẽ không thể triển khai được Luật Thuế thu nhập cá nhân. Nay nhờ có hệ thống ứng dụng này mà số thu từ việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân đang chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số thu thuế, giúp tăng thu ngân sách, chống thất thoát.

Một số lĩnh vực khác cũng đang rục rịch triển khai ứng dụng CNTT, ví dụ như bảo hiểm. Trước đã có tình trạng 1 người về hưu làm ở tỉnh này, doanh nghiệp này nhưng lại thông đồng với doanh nghiệp khác để nhận chế độ tới 2 - 3 lần. Nếu đưa hệ thống ứng dụng CNTT vào kiểm tra chéo thì sẽ phát hiện ra ngay những trường hợp như vậy và sẽ tiết kiệm được chi phí của Nhà nước. Với những người về hưu, thì với mã số bảo hiểm được cấp có thể lĩnh lương hưu ở bất cứ tỉnh, thành nào chứ không bắt buộc phải lĩnh lương hưu ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú như hiện nay.

Tại Hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sáng 16/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém của mình, đó là, còn có những tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ kéo dài; công tác quản trị doanh nghiệp chưa có chuyển biến nhiều; đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, tái cơ cấu chậm, còn tình trạng lãng phí, tham nhũng…

Báo cáo của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn tại Hội nghị này cũng cho biết, bên cạnh những con số tương đối khả quan về lợi nhuận, báo cáo tài chính toàn tập đoàn, tổng công ty, tổng số lỗ phát sinh trong năm 2012 khoảng 2.253 tỷ đồng, trong đó có một số tập đoàn, tổng công ty lỗ liên tục 2 năm 2011 và 2012.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp còn chỉ ra, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1,33 triệu tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân 1,82 lần. Tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần.

 

Theo Ictnews.vn
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0