Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/01/2007
Thay đổi bản chất của liên minh

VN tham gia WTO, các đại gia máy tính nước ngoài sẽ đổ bộ vào thị trường VN và các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với một sức ép rất lớn mà cá nhân từng doanh nghiệp khó có sức đương cự. Liên minh đương nhiên là một kế sách phải tính tới để tạo ra thế "Mãnh hổ nan địch quần hồ" trong cuộc cạnh tranh của thị trường máy tính.

Các đại gia ngoại quốc có quá nhiều ưu thế để có thể nuốt chửng các đối thủ mà dưới mắt họ là cò con. Họ có trình độ quản lý cao, có kiến thức đủ đầy để chơi cuộc chơi của "thế giới phẳng", và có kinh nghiệm dày dặn của thương trường sát phạt đẳng cấp quốc tế.

Có một điều ghê gớm nữa, đó là họ có nhiều tiền. Tiền lớn, họ mua bán số lượng lớn, cho nên giá cả của linh kiện, thiết bị sẽ được hạ thấp. Còn các công ty đuối vốn thì không đủ sức mua bán hàng theo kiểu nhà giàu nên giá cả phải đội hơn ở đầu vào.
 
Chỉ chừng ấy thôi đủ thấy ưu thế thuộc về ai. Các công ty trong nước dù có thông minh đến đâu cũng không thể một chốc mà học hết được sách vở của người ta. Mỗi đơn vị tiếp cận được lĩnh vực, nắm chắc được một khía cạnh nhưng không có tầm nhìn và sức vóc của một đại gia để đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác.

Có thể nhận định rằng, hoạt động kinh doanh lẻ tẻ của các công ty trong nước thích hợp với giai đoạn đã qua, nhưng không thể đương đầu với những thử thách sắp tới.

Gần đây, một số công ty máy tính trong nước đã có sự liên minh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng các hoạt động của họ chỉ mang tính thời vụ, hay nói đúng hơn là liên minh để thực hiện một thương vụ nào đó.
 
Sau khi thương vụ chấm dứt, sự liên minh đương nhiên không có lý do để tồn tại. Bằng chứng là Liên minh Thánh Gióng và Liên minh G6 đã hợp rồi tan theo lối chơi rất ngẫu hứng.

Các chuyên gia phân tích rằng, các liên minh máy tính trong nước đã từng tồn tại và đã chết thực ra đều có lợi, vì đó chính là những cuộc tập dượt rất quan trọng để các công ty máy tính ngắm nhìn mình kỹ lưỡng hơn và chuẩn bị cho một cuộc chơi khác lớn hơn.

Trong thời thế hội nhập mà VN là một quốc gia thành viên của WTO, thì sự liên minh của các công ty cũng sẽ không còn như trước. Các doanh nghiệp phải xác định được phải có sự liên minh mang tính chiến lược, có lộ trình xây dựng nên những tập đoàn hùng mạnh đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khổng lồ. Như vậy cũng là sự liên minh, nhưng bản chất của nó hoàn toàn khác.

Các công ty VN cần phải suy tính để tạo ra được sự khác biệt quan trọng này. Thà không liên minh nếu đơn vị nào đó tự thấy khả năng tồn tại độc lập, còn đã liên minh, không thể chơi theo kiểu thời vụ. Một ví dụ điển hình từ Hàn Quốc - hai tập đoàn điện tử Lucky và Gold Star đã liên minh và trở thành Tập đoàn LG hùng mạnh cho đến nay.

Có ý kiến lo lắng rằng, sự thiếu đoàn kết khi làm ăn chung là nhược điểm của người Việt. Vì vậy, trong cuộc chiến của thị trường máy tính sắp tới, VN sẽ không có nổi những liên minh đủ sức cạnh tranh để tồn tại.
 
Liệu nhược điểm dễ chia rẽ có phải là căn tính của dân Việt hay chỉ là thói xấu dễ dàng chữa trị? Trình độ quản lý và tư duy của con người hiện đại cộng thêm công nghệ tiên tiến làm công cụ có thể giúp các công ty VN vượt qua các chướng ngại để thành công.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0