Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/12/2012
Nhiều máy tính trong nước không đạt chuẩn tương thích điện từ

Đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, nếu như trong năm 2011, số lượng các máy tính sản xuất trong nước không đạt chuẩn tương thích điện từ (EMC) lên đến 90% thì nay số lượng này đã giảm xuống còn gần 50%.

EMC.jpg
Tại thời điểm phòng đo EMC mới hoạt động vào tháng 6/2011, số lượng máy tính trong nước không đạt chuẩn tương thích điện từ lên đến 90%, kể cả các công ty máy tính lớn.

Năm 2012, gần 50% máy tính trong nước không đạt chuẩn

Ông Nguyễn Văn Khanh, Trưởng phòng Đo lường - Thử nghiệm Trung tâm kỹ thuật Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, tính từ năm 2011 đến tháng 9/2012, phòng đo tương thích điện từ (EMC) của Cục Tần số đã đo trên 1.000 sản phẩm ứng với 1.700 tiêu chuẩn/quy chuẩn bao gồm các chủng loại sản phẩm như thiết bị công nghệ thông tin (máy tính để bàn, máy tính bảng, máy chủ, máy in...), thiết bị vô tuyến điện (thiết bị phát WiFi, thiết bị bluetooth, thiết bị phát thanh FM...), anten BTS. Trong đó, các sản phẩm có số lượng đo nhiều nhất là máy tính và thiết bị modem WiFi.

"Sắp tới, sau khi Bộ KH&CN ban hành quy chuẩn về điện, điện tử dân dụng, phòng đo EMC của Cục sẽ tiến hành đo tương thích điện tử của các thiết bị này để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu lĩnh vực điện, điện tử dân dụng ", ông Khanh cho biết thêm.

Ngoài ra, cũng theo ông Khanh, đa phần các sản phẩm đo hiện nay là hàng nhập khẩu và chỉ có một số ít là thiết bị sản xuất, lắp ráp trong nước (máy tính, máy tính bảng, thiết bị cảnh báo hàng hải, thiết bị phát thanh-truyền hình) - chiếm khoảng 5% như CMS, Hanel... "Ngoài thiết bị vô tuyến, các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính do không phải bắt buộc yêu cầu chứng nhận hợp quy mà chỉ buộc phải đo và tự công bố tương thích điện từ nên một số doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong nước đã cố tình "lờ" đi và chỉ đo khi bị Sở TT&TT địa phương sờ gáy", ông Khanh nhấn mạnh.

Lỗi gặp chủ yếu của hàng sản xuất, lắp ráp trong nước là do sử dụng bộ nguồn máy tính kém chất lượng dẫn đến gây nhiễu cho các thiết bị khác trong gia đình khi sử dụng chung ổ điện. Tỷ lệ sản phẩm máy tính trong nước không đạt chuẩn được giảm dần theo từng năm và đa phần máy tính không đạt chuẩn hiện nay là của các doanh nghiệp sản xuất máy tính mới lần đầu tiên mang đến đo kiểm. Tại thời điểm phòng đo EMC mới hoạt động, số lượng máy tính trong nước không đạt chuẩn tương thích điện từ lên đến 90%, kể cả các công ty máy tính lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, do các doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ các quy định về tương thích điện từ nên số lượng đã giảm đi đáng kể.

Tăng cường hậu kiểm đối với thiết bị sản xuất trong nước

Theo ông Khanh, trong quá trình vận hành phòng đo EMC đã gặp phải những hạn chế, khó khăn nhất định như do số lượng thiết bị, phòng đo không nhiều (một thiết bị dùng chung cho nhiều phép đo) nên chỉ có thể thực hiện tối đa 3 phép đo cùng một thời điểm và phòng đo sử dụng chung cho nhiều phép đo khác nhau nên việc bố trí mất rất nhiều thời gian, công sức. Trên cơ sở đó, phòng đo EMC sẽ phải tăng cường thêm các thiết bị, phụ kiện để cho phép tăng hiệu suất sử dụng phòng đo EMC và đo tốt đối với các thiết bị phát thanh-truyền hình.

Hiện tại, trên thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị vô tuyến điện chưa đo tương thích điện từ theo quy định, mặt khác việc đo kiểm chỉ thực hiện với thiết bị đại diện cho cả lô hàng, vì vậy Trung tâm kỹ thuật Cục Tần số Vô tuyến điện kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với những sản phẩm, thiết bị sản xuất, lắp ráp ở trong nước.

Theo Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), tại Việt Nam, có hai yếu tố cơ bản làm vấn đề EMC ngày càng trở nên cấp thiết. Một là, xuất phát từ mục tiêu hội nhập vào các nền kinh tế khu vực như ASEAN, APEC, WTO..., việc tuân thủ các quy định của quốc tế về EMC là một điều tất yếu phải thực hiện. Hai là, nhu cầu về việc tuân thủ các quy định về EMC xuất phát từ chính sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Việc đảm bảo EMC sẽ góp phần kiểm soát được nguồn nhiễu điện từ để từ đó sử dụng hiệu quả phổ tần số và phòng ngừa, hạn chế các can nhiễu xảy ra giữa các thiết bị, đặc biệt là can nhiễu đối với nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện, an toàn cứu nạn hay giúp kiểm soát khả năng miễn nhiễm điện từ để đảm bảo sự hoạt động liên tục của các hệ thống an toàn khi có nhiễu bên ngoài tác động...

Bên cạnh đó, đảm bảo các quy định về EMC sẽ góp phần hạn chế sự nhạy cảm của thiết bị điều khiển bằng điện tử (rơ le, chuyển mạch,…) đối với các nguồn nhiễu điện từ có thể làm thay đổi trạng thái của thiết bị, hệ thống và có thể gây ra nguy hiểm cho con người và tài sản nếu nó hoạt động sai chức năng. Trên cơ sở đó, ngày 10/11/2012, Phòng đo EMC 3m tại Hà Nội đã chính thức khai trương tại Cục Tần số Vô tuyến điện ở địa chỉ 115 Trần Duy Hưng. Đây là phòng đo EMC đầu tiên tại Hà Nội và thứ hai của Việt Nam. 

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0