Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/11/2012
Hàn Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử

Tại Hội nghị hợp tác CNTT&TT Việt Nam-Hàn Quốc diễn ra hôm nay, phía Hàn Quốc đã chia xẻ nhiều kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử, các hệ thống điện tử trong quản lý các dịch vụ công và cho biết sẵn sàng hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

VN-HQ.jpg
Nhiều đại biểu Hàn Quốc cho biết, sẵn sàng chia xẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án quản lý và điều hành điện tử. Ảnh: Thúy Hòa

 

Kinh nghiệm "xây" Chính phủ điện tử thông minh của Hàn Quốc

 

Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác CNTT&TT Việt Nam – Hàn Quốc, phía Hàn Quốc đã trình bày Chính sách phát triển Chính phủ điện tử thông minh của Hàn Quốc. Theo đó, tại Hàn Quốc, doanh nghiệp ICT đã đóng vai trò lớn trong việc phổ cập Chính phủ điện tử thông minh và thành tựu này đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 4 thế giới về Chính phủ điện tử. Sắp tới, Hàn Quốc sẽ mở rộng xử lý hành chính công qua thiết bị di động và đưa vào hoạt động các trung tâm làm việc thông minh dựa trên nền tảng điện toán đám mây.

Để đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường điều hành điện tử, Hàn Quốc đã ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân, xây dựng các cở sở dữ liệu trong trung tâm lưu trữ quốc gia với những ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thu hẹp khoảng cách số bằng xây dựng doanh nghiệp trung gian để hỗ trợ đào tạo sử dụng các thiết bị di động, đây cũng là một chiến lược phổ cập ICT của Hàn Quốc.

Chia xẻ kinh nghiệm triển khai Hệ thống thuế điện tử, ông Lee Joon Oh – Cục trưởng Cục Thuế quốc gia Hàn Quốc cho biết, Hệ thống thuế điện tử xây dựng bắt đầu từ năm 1967 đến nay, hiện đã có 33 hạng mục IT đang được vận hành. Trong Cục Thuế có 4% nhân lực làm IT và hàng năm Cục Thuế đã dành khoảng 8% ngân sách chi cho lĩnh vực IT. Hệ thống thuế điện tử đã góp phần tiết kiệm khoảng 700 triệu USD mỗi năm, giảm thiểu tham nhũng ngành thuế, ngăn chặn trốn thuế và đảm bảo sự công bằng về thuế. Đến nay hệ thống nộp thuế điện tử tại gia đình (hometax) có khoảng 13 triệu người đăng ký. Để kiểm soát việc nộp thuế của người dân, Hệ thống thuế điện tử còn xây dựng một trung tâm phân tích tính trung thực của người nộp thuế, cho phép đối chiếu việc kê khai của người nộp thuế với thông tin lưu trữ trong hệ thống. Trong 3 năm gần đây, Cục Thuế đã chi 230 triệu USD để đầu tư phát triển Hệ thống thuế điện tử mới với 26 cơ sở dữ liệu phân tán được tích hợp trong hệ thống dữ liệu tổng thể.

Sẽ kéo dài hoạt động Dự án hợp tác IT Việt-Hàn

Liên quan đến Dự án hợp tác IT Việt Nam - Hàn Quốc (được khởi động từ năm 1995 đến nay), phía Hàn Quốc đề xuất sẽ kéo dài hoạt động của dự án và tăng cường hợp tác đào tạo, chia xẻ những điểm mạnh trong xây dựng chính sách IT của Hàn Quốc, đặc biệt là chính sách liên quan đến ứng dụng điện toán đám mây, triển khai phần mềm nguồn mở và dịch vụ IT phục vụ cho việc xây dựng Chính phủ điện tử.

Phía Hàn Quốc cũng đề xuất hai nước xây dựng Trung tâm hợp tác quốc tế về IT nhằm mục đích đề xuất và triển khai các dự án phát triển trong tương lai.

Hàn Quốc hiện đã xây dựng được hệ thống đấu thầu mua sắm tài sản công điện tử hàng đầu trên thế giới. Ông Kim Tae Kyung – thuộc Cơ quan mua sắm tài sản công (PPS) cho biết, hiện nay mọi bước mua sắm tài sản công của các cơ quan nhà nước trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc đều thực hiện trực tuyến. Việc mua sắm và đấu thầu diễn ra hàng ngày, từ năm 2004 đến năm 2010 có khoảng 44.000 giao dịch thành công với khoảng 228.000 tài sản được mua sắm, có khoảng 73% tài sản công được mua qua hệ thống. Kết quả này đã đưa hệ thống mua sắm tài sản công của Hàn Quốc trở thành mạng mua sắm điện tử lớn nhất thế giới. Hệ thống này được kết nối liên thông với nhiều cơ quan thuộc chính phủ để đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, việc giám sát đấu thầu và kết quả đấu thầu được đăng công khai trên mạng làm tăng tính minh bạch trong đấu thầu.

Việc mua sắm qua mạng đã làm giảm chi phí so với đấu thầu truyền thống khoảng 8 tỷ USD/năm, giảm thời gian tổ chức đấu thầu từ 30 giờ/dự án xuống còn 2 giờ/dự án. Ông Kim Tae Kyung cho biết: Hàn Quốc sẵn sàng đào tạo cho Việt Nam và chia xẻ kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử.

Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cũng giới thiệu Hệ thống quản lý đăng ký sở hữu trí tuệ trực tuyến. Hệ thống này được xây dựng từ năm 1999 và tới nay toàn bộ việc sử lý thông tin đăng ký sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế được thực hiện trực tuyến. Người dân có thể dùng Internet để tra cứu thông tin về sở hữu trí tuệ và hệ thống này còn cung cấp công cụ biên dịch và phiên dịch liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cung cấp công cụ tìm kiếm cho người dùng. Quản lý sở hữu trí tuệ online đã giúp Hàn Quốc trở thành quốc gia có quy mô đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đứng thứ 4 thế giới.

Ông Kim Yuong Seok, đại diện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim) cho biết, Hàn Quốc sẵn sàng tài trợ cho Việt Nam để triển khai các dự án IT thuộc các lĩnh vực: Đào tạo tăng năng lực quản lý cho các cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông, xây dựng nguồn quỹ để đáp ứng nhu cầu của các dự án IT cũng như đảm bảo nguồn chi để bảo trì hệ thống IT của các dự án lớn của Chính phủ.

Ông Kim Yuong Seok khuyến cáo rằng hiện nay tiến độ triển khai lắp đặt thiết bị IT trong các dự án xây dựng ở Việt Nam rất chậm. Trong khi đó, những thiết bị IT được mua rất đắt mà không được sử dụng ngay sẽ gây lãng phí lớn và khi đưa vào sử dụng thì đã bị lạc hậu.

Ông Phạm Hùng Vinh – Trưởng phòng Đông Bắc Á (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 4 năm qua Hàn Quốc đã tài trợ cho Việt Nam khoảng 1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA, nhưng trong lĩnh vực IT thì chỉ có 2 dự án được triển khai với số vốn khoảng 20 triệu USD. Tỷ trọng sử dụng vốn ODA trong các dự án IT như vậy là rất thấp, vì vậy Bộ TT&TT cần xây dựng kế hoạch, có lộ trình cụ thể để sử dụng được nguồn vốn ODA, nhất là trong triển khai các dự án về Chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0