Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/11/2012
Hợp tác công - tư phát triển sản phẩm CNTT chuyên ngành

Ý tưởng phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành theo phương thức hợp tác công - tư (PPP) vừa được Bộ TT&TT công bố lần đầu tiên sáng nay - 7/1/2012, tại Hội nghị đánh giá các chương trình công nghiệp CNTT đến năm 2012 và định hướng đến 2020.

7-1 Hoi nghi Cong nghiep CNTT.jpg

Lần đầu tiên ý tưởng hợp tác công – tư phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành cho  cơ quan Nhà nước được đề cập trong một Chương trình quốc gia về CNTT-TT.

Ông Trần Tiến Nam, đại diện Vụ CNTT cho biết, Dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020 đã xác định 10 nội dung chính tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam .

Đáng lưu ý nhất là việc tập trung phát triển một số sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành thuộc các lĩnh vực như quản lý hành chính Nhà nước, ngân hàng, tài chính, thuế, hải quan, hàng không, quốc phòng, an ninh, giao thông, thông tin địa lý, quản lý đô thị, môi trường, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn… theo hình thức hợp tác đối tác công - tư (PPP).

Đây là lần đầu tiên ý tưởng hợp tác công - tư phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành cho các cơ quan Nhà nước được đề cập trong một Chương trình quốc gia về CNTT-TT.

Khác với các sản phẩm, dịch vụ CNTT-TT thông thường, sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành thường phải được đặt hàng “may đo” hoặc tùy chỉnh theo đúng hiện trạng của đơn vị sử dụng. Bởi vậy, chi phí đầu tư xây dựng và phát triển cũng tốn kém hơn sản phẩm, dịch vụ phổ thông.

Các sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành vẫn thường được mua từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước theo phương thức “mua đứt bán đoạn”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc bỏ khoản tiền lớn để mua các sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành không còn được quyết định dễ dàng như trước. Và phương thức PPP đã được tính tới để Nhà nước - doanh nghiệp cùng chia sẻ “gánh nặng” đầu tư.

Ngoài nội dung hợp tác công - tư phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành kể trên, 9 nội dung chính khác cũng được tập trung triển khai để phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam đến năm 2020 gồm: Nghiên cứu, phát triển, sản xuất được một số sản phẩm phần mềm, nội dung số, phần cứng - điện tử, dịch vụ CNTT mang thương hiệu Việt Nam; Phát triển một số sản phẩm, dịch vụ CNTT trọng điểm; Phát triển hệ thống tính toán hiệu năng cao (còn gọi là siêu máy tính); Thiết kế, sản xuất, cung cấp máy tính và các thiết bị đầu cuối phù hợp với nông thôn và giáo dục; Thiết kế, chế tạo máy tính và một số sản phẩm viễn thông, CNTT phục vụ các lực lượng quốc phòng, an ninh; Phát triển các phần mềm nhúng, gia công về CNTT (ITO), gia công quy trình kinh doanh (BPO); Phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT dựa trên nền điện toán đám mây; Phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Phát triển các sản phẩm nội dung số trên mạng điện thoại di động và trên mạng Internet.

Dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020 đang trong giai đoạn tiếp thu ý kiến lần 2 của các Bộ, ngành để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0