Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/10/2012
Để doanh nghiệp không mất thương hiệu sản phẩm

Thực tế thời gian qua cho thấy có không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chỉ khi đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại thì mới nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thương hiệu tạo cho khách hàng sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro…(Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm bảo hộ nhãn hiệu

Chẳng hạn như sự kiện cà phê Trung Nguyên sau khi trải qua nhiều khó khăn để bước đầu thâm nhập được vào thị trường Mỹ thì gần như ngay lập tức một thương hiệu cà phê khác cũng với màu sắc nhãn mác, logo tương tự đã đăng ký bảo hộ tại văn phòng sáng chế và bảo hộ Mỹ (USPTO).

Việc Trung Nguyên mất tên miền thương hiệu lẫn thương hiệu sản phẩm cà phê của mình tại thị trường Mỹ là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp khác đang muốn phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường hoạt động trong và ngoài nước.

Thời gian qua, cũng đã có nhiều báo phản ánh về vấn đề một số doanh nghiệp uy tín gặp "sóng gió" khi bị doanh nghiệp, đơn vị khác đăng ký mất thương hiệu sản phẩm như Cà phê Buôn Ma Thuột, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, Bi’tis...

Đi tìm nguyên nhân

Lý giải thực trạng trên, ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, một trong những nguyên nhân là do nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Có thể họ thấy không cần phải đăng ký hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình.  

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình chưa thật cấp thiết. Doanh nghiệp không đăng ký vì cho rằng chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tốn kém. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số thương hiệu Việt Nam đã bị “mất bản quyền” tại thị trường nước ngoài.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp chưa đăng ký thương hiệu một phần vì do tâm lý, phần vì do doanh nghiệp nhỏ không nắm được kiến thức cả về luật trong nước và luật quốc tế.

Ông Nguyễn Trọng Thư, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng cho rằng, nguyên nhân chính nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu còn là do vốn ít.

Người tiêu dùng quan tâm thương hiệu sản phẩm  

Qua khảo sát một số khách hàng lựa chọn mua sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, họ cho rằng thương hiệu là một trong yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm.

Lý do chủ yếu là thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro…

Chị Nguyễn Lệ Chi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội cho biết, gia đình chị khi mua hàng thường chỉ chọn các sản phẩm quen thuộc, đã có thương hiệu. “Tôi chấp nhận sẽ trả mức giá cao hơn so với hàng đại trà để mua được những sản phẩm có thương hiệu và đủ độ tin tưởng về uy tín, chất lượng”.

Thực tế ý thức người tiêu dùng về vấn đề thương hiệu sản phẩm đang ngày càng cao. Và đây cũng là một yêu cầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đầu tư một cách thích đáng cho thương hiệu của mình khi muốn sản phẩm đến được tay người tiêu dùng, việc kinh doanh có hiệu quả.

Làm gì để không mất thương hiệu Việt?

Vậy phải làm gì để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp? Câu trả lời có lẽ trước hết nằm ở chính doanh nghiệp.  

Ông Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Như ông Tạ Quang Minh nói, trước hết cần phải xác định rằng việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc phụ thuộc đầu tiên vào chính doanh nghiệp.  

Doanh nghiệp phải tự bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đến Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu logo gắn liền với tên doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp không muốn đăng ký nhãn hiệu thì không có ai có thể làm thay được. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có thể có các biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các công việc của mình”, ông Minh nói.

Để góp phần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp không quan tâm đúng mức và không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, ông Minh cho biết Cục Sở hữu trí tuệ đang đẩy mạnh áp dụng các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Qua đó giúp các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và kịp thời đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm kinh doanh.  

Trung bình mỗi năm Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục cho khoảng 30.000 nhãn hiệu đăng ký trong nước và hơn 10.000 nhãn hiệu đăng ký nước ngoài. 

Các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức đang tiếp tục được Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức theo kế hoạch hàng năm.  

Cục Sở hữu trí tuệ cũng sẵn sàng cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp cũng như tiếp tục triển khai các nội dung hỗ trợ xây dựng và phát triển các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu thông qua chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Ông Minh cho biết, trung bình mỗi năm Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục cho khoảng 30.000 nhãn hiệu đăng ký trong nước và hơn 10.000 nhãn hiệu đăng ký nước ngoài. 

Hiện nay rất nhiều sản phẩm của nhiều địa phương đã được Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ phương pháp luận và kinh phí xây dựng và phát triển nhãn hiệu như: Vải thiều Lục Ngạn, Cà phê Buôn Ma Thuột, Thanh long Bình Thuận...

Ông Minh thông tin thêm, Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức công bố trên công báo của EU quy định REGULATION (EU) No 928/2012 về việc xuất xứ “Phú Quốc” cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc.

Theo đó, kể từ ngày 31/10/2012 tới đây, khi quy định trên có hiệu lực thì sản phẩm Nước mắm Phú Quốc sẽ được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc EU. Như vậy, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại Liên minh châu Âu.

Theo Baodientu.chinhphu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0