Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/01/2007
Việt Nam chi xúc tiến thương mại thấp nhất thế giới

Một nền kinh tế hướng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 20% trong nhiều năm qua nhưng hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Thậm chí, tính ra chi phí xúc tiến thương mại (XTTM) của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự cho biết mới đây. Đồng thời, ông Tự cũng cho biết hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế trong tổ chức, tài chính và cả cơ sở hạ tầng...

WTO không cản trở xúc tiến thương mại

Soạn: HA 1013141 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Xúc tiến thương mại, nguồn hỗ trợ của Nhà nước thấp, DN tự lo là chính. (Ảnh: Fishenet)

Theo Thứ trưởng Lương Văn Tự, các quy định về hỗ trợ XTTM của VN hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO, thậm chí, mức chi cho XTTM của Việt Nam là thấp nhất thế giới. WTO cũng không cản trở các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, vấn đề là chúng ta có cách làm sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, một số chương trình như chương trình XTTM cho ngành dệt may phải huỷ bỏ. Vì theo cam kết với Hoa Kỳ ngay trong năm 2006 VN đã bỏ Quyết định 55 về kế hoạch phát triển ngành dệt may.

Số liệu của Cục XTTM - Bộ Thương mại cho biết, năm 2006, Chương trình XTTM quốc gia đã phê duyệt 155 đề án với phần hỗ trợ kinh phí 144,7 tỷ đồng. Nhưng chỉ có 88% trong số này được thực hiện. Năm 2007, tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xúc tiến thương mại (XTTM) là 174,26 tỷ đồng với 158 đề án.

Con số có tăng lên nhưng thực tế là rất ít, các DN vẫn tự lo là chính. Vì 174 tỷ đồng cũng chỉ hơn 10 triệu USD, một con số quá nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 dự kiến là 47,5 tỷ USD.

Bằng thực tế công cán qua nhiều nước, ông Tự cho biết, các nước họ hỗ trợ đủ kiểu và số tiền không nhỏ. Thậm chí, có nước còn hỗ trợ cho DN nước ngoài vào nước họ để tìm kiếm nguồn và mua hàng. Tuy nhiên, khi chúng ta vào WTO với thế là người đàm phán xin gia nhập nên các nước "soi" khá kỹ về vấn đề này. Tuy nhiên, các quy định của ta vẫn đảm bảo với WTO và không có gi đáng ngại. Vấn đề là phải làm sao cho hiệu quả.

Năm 2007 là năm đầu tiên chúng ta tổ chức thẩm định theo đúng tiến độ của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia. Điều này sẽ giúp việc thực hiệm minh bạch và hiệu quả hơn. Đưa chương trình xúc tiến của Việt Nam đến gần với chương trình xúc tiến của thế giới hơn. Ví dụ, trước đây quý I hàng năm mới có kế hoạch cho cả năm trong khi trên thế giới đã lên kế hoạch từ tháng 9 năm trước. Từ năm 2006, tháng 9 hàng năm chúng ta cũng đã lo chuyện cho năm sau. Tránh chuyện, người ta làm một đường, mình làm 1 nẻo.

Thiếu khu triển lãm tầm cỡ khu vực

Hạ tầng phục vụ công tác XTTM nhất là cơ sở cho hội chợ triển lãm đang là một vấn đề bức xúc gây nhiều hạn chế về chất lượng các hội chợ và triển lãm hiện nay.

Ông Tự cho biết, ở miền Bắc hiện nay địa điểm lớn nhất dành cho hội chợ là Trung tâm triển lãm Giảng Võ nhưng cũng chưa thể đáp ứng được những triển lãm lớn quy mô trên 1.000 gian hàng. Nếu so với các nước trong khu vực hạ tầng của chúng ta con thua xa. Các nước như Malaysia, Hồng Kông hay Thái Lan đều có những khu vực dành cho hội chợ và triển lãm rất rộng lớn và hậu cần đầy đủ.

Ở các thành phố lớn còn thiếu, ở địa phương hạ tầng cho XTTM con tệ hơn. Hầu hết các địa phương đều không có địa điểm chuyên dụng để tổ chức hội chợ - triển lãm thương mại mà thường là sử dụng "ké" các nhà văn hoá thiếu nhi, công viên, sân vận động thậm chí là cả trường học và bến xe... Điều này dẫn đến quy mô các hội chợ triển lãm còn nhỏ, tổ chức ngoài trời nên chịu tác động của thời tiết. Quy hoạch các gian hàng tạm bợ và luộm thuộm. Đáng lo hơn là nhiều địa phương trong quy hoạch cũng không dành diện tích thích đáng cho các công trình này.

Bộ Thương mại cũng đang trình Chính phủ xây dựng một trung tâm triển lãm thương mại lớn của cả nước nhưng còn vướng nhiều vấn đề như đất đai. Về lâu dài chúng ta cũng phải triển khai một hệ thống hạ tầng các cơ sở phục vụ hội chợ triển lãm - XTTM rộng khắp các địa phương cả nước. Điều đáng mừng là hiện nay, ngoài vốn đầu tư nhà nước, các thành phần kinh tế khác cũng đã bắt đầu tham gia đầu tư lĩnh vực này. Melinh Plaza ở Hà Nội là một mô hình được đánh giá có hướng đi tốt phù hợp với điều kiện hiện nay.

Theo Vietnamnet

Soạn: HA 1012773 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Yếu kém về hạ tầng gây hạn chế về chất lượng các hội chợ. (Ảnh: Phước Hà)
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0