Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/09/2012
Đua nhau làm truyền hình trực tuyến

VC Corp, VNG hay sắp tới là FPT... lần lượt giới thiệu các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên môi trường Internet.

TV.jpg
Các dịch vụ Internet Tivi đang mở ra một thị trường mới, giúp người dùng tiếp cận nội dung truyền hình bất kỳ lúc nào thông qua máy tính cá nhân, smartphone...

“Đua nhau” làm truyền hình trực tuyến theo yêu cầu

Trước đây, khái niệm xem tivi trên Internet là xem tivi online với hàng trăm website cho phép xem các kênh tivi từ những website cá nhân cho đến những doanh nghiệp lớn như FPT (onetv.vn), VTC (vtc.com.vn)… Tuy nhiên, các dịch vụ này mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu cho những người dùng không có điều kiện xem truyền hình trên tivi hơn là giải quyết nhu cầu xem lại các chương trình, bộ phim ăn khách mà họ đã bị bỏ lỡ, điều mà chỉ dịch vụ IPTV mới có thể đáp ứng được.

Chính vì thế, mới đây, các doanh nghiệp Internet lớn như VC Corp, VNG hay sắp tới là FPT... lần lượt giới thiệu các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên môi trường Internet với mục tiêu trở thành kênh phân phối nội dung cho các nhà sản xuất nội dung để đáp ứng nhu cầu xem mọi lúc mọi nơi của người dùng.

Cụ thể, tháng 8/2012, Zing đã chính thức ra mắt sản phẩm mới Zing TV, quy tụ các chương trình truyền hình, phim, hài kịch, các chương trình giáo dục, thể thao… ăn khách nhất hiện nay với  bản quyền đăng tải tất cả các chương trình truyền hình của các nhà sản xuất như: Yan TV, Yeah1 TV, Real TV. Ngoài ra, Zing TV còn ký kết với các công ty sản xuất chương trình truyền hình như: Cát Tiên Sa, Đất Việt, TVplus… để độc quyền đăng tải các chương trình truyền hình ăn khách nhất hiện nay gồm: Giọng hát Việt, Iron Chef, Vietnam’s got talent, So you think you can dance, Cuộc đua kỳ thú, Bước nhảy hoàn vũ… Trước đó, VC Corp cũng đã ra mắt dịch vụ Soha TV với kho Soha Phim và một số chương trình game show ăn khách như Giọng hát Việt 2012, Việt Nam idol 2012…

Trao đổi với phóng viên BĐVN, ông Phan Lê Mạnh, Giám đốc nhóm sản phẩm giải trí Zing cho biết, hiện nay, trên thế giới đã có nhiều mô hình tương tự Zing TV như Hulu chuyên về tivi show, phim truyền hình hay Netflix và Amazon Prime chuyên cung cấp các phim điện ảnh cũ và mới... Các mô hình như Zing TV mở ra một thị trường mới trên Internet cho người dùng tiếp cận nội dung truyền hình bất kỳ lúc nào thông qua tất cả nền tảng thiết bị nào có kết nối Internet như máy tính cá nhân, smartphone, máy tính bảng... Bên cạnh đó, người dùng có thể coi lại các chương trình đã bỏ lỡ mà không cần phải hẹn giờ ghi lại. “Thời gian tới, Zing TV sẽ được tích hợp thẳng vào các dòng tivi Internet nên khách hàng không cần phải mua thêm bất kỳ thiết bị nào khác như bộ giải mã…”, ông Mạnh cho biết thêm.

Tiện ích cộng thêm để “giữ chân” người sử dụng

Còn theo đại diện FPT Telecom, ở Việt Nam thời điểm hiện nay, dịch vụ Internet Tivi cũng như dịch vụ Online nói chung đều là những dịch vụ phải có nhưng chủ yếu mang tính chất gia tăng giá trị mà bất kì doanh nghiệp nào muốn “giữ chân” khách hàng đều phải cung cấp. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhau bằng chất lượng cũng như số lượng nội dung trên dịch vụ mà mình cung cấp. “Song, ngoài game ra thì các dịch vụ online cộng thêm khác đều rất khó thu phí từ người sử dụng mà chủ yếu thông qua quảng cáo”, vị đại diện này kết luận.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Internet Tivi là câu chuyện bản quyền, chia sẻ doanh thu với nhà đài để phát lại các chương trình, game show và việc này sẽ phụ thuộc vào mức độ quan tâm của các doanh nghiệp vì số tiền bỏ ra là rất lớn.

Cùng quan điểm, một chuyên gia trong lĩnh vực Internet cho biết, việc trôi nổi các nội dung game show, chương trình tivi hot trên Youtube sẽ cản trở “ý đồ” thu phí của dịch vụ Internet Tivi. Sở dĩ các chương trình như Hulu, Netflix và Amazon Prime có thể thu được tiền là do người dùng của họ đã hình thành sẵn thói quen xem chương trình bản quyền và có ý thức chi trả thay vì xem miễn phí như người dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng chi trả cũng tốt hơn Việt Nam, ví dụ như 1 USD ở nước ngoài so với tổng thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với 1-2 nghìn đồng với tổng thu nhập người Việt Nam.

Do đó, “cửa” duy nhất để thu phí dịch vụ Internet Tivi chủ yếu đến từ các bộ phim dài tập, các bộ phim hot trên thị trường trên các thiết bị như máy tính bảng, tivi hay một dịch vụ cộng thêm để hoàn thiện hệ sinh thái cho người dùng rồi thu tiền từ game online. Tuy nhiên, đối với phim, khả năng chi phí người dùng bỏ ra thấp sẽ là một rào cản không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch vụ khi mà tiền đầu tư, chi phí mua bản quyền phim lại quá lớn và chỉ những doanh nghiệp nào có số lượng khách hàng cực lớn thì mới có thể thành công.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0