Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/09/2012
Đổi mới giáo dục: Bộ GD-ĐT vẫn xem nhẹ CNTT?

Bàn về vai trò của ứng dụng CNTT-TT trong đổi mới giáo dục - đào tạo, cộng đồng CNTT-TT đã chia sẻ với phóng viên BĐVN nhiều ý kiến, nhận định có thể “khó lọt tai” những người làm quản lý giáo dục theo kiểu lạc hậu.

Cong dong CNTT-TT.jpg
Cộng đồng xã hội vẫn đang chờ các nhà hoạch định chính sách quyết tâm thực thi ứng dụng CNTT để đổi mới giáo dục – đào tạo. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Dự thảo Đề án đổi mới giáo dục chưa như mong đợi

Bàn về vai trò của CNTT trong đổi mới giáo dục, TS. Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam (VAIP) cho rằng, thế giới đã chuyển sang dạy và học bằng CNTT-TT từ khá lâu nhưng Việt Nam tiếp cận phương thức này quá chậm, hiện vẫn chưa tận dụng triệt để lợi thế, tiềm năng của CNTT-TT.

Ông Đinh Trí Dũng, Giám đốc Trường Arena Multimedia tại Hà Nội cũng cho rằng, chúng ta đang bước vào thời đại đa phương tiện (multimedia), trẻ em hấp thụ rất nhanh những nội dung giáo dục mang tính chất tương tác, những nội dung số hóa. Ví dụ, học sinh có thể xem ngay các thước phim, hình vẽ minh họa rồi ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn các sự kiện lịch sử; hoặc tra Google Map để xác định một vị trí địa lý thực tế; hoặc lên You Tube xem những video mô phỏng về cơ thể sinh học, mô tả 3D về nhịp tim, xương quai hàm,... Những chất liệu đào tạo có tính tương tác, dễ tiếp xúc này khiến cho học sinh cảm thấy hứng thú với việc học.

"Việt Nam đang có thuận lợi là hạ tầng viễn thông cực tốt. Nhiều trường học đã kết nối Internet, hỗ trợ giáo viên tải tư liệu, chất liệu giáo dục mình cần khi chuẩn bị giáo án điện tử để tăng độ hấp dẫn cho bài giảng. Các trang thiết bị CNTT cho giáo dục như tivi, máy chiếu, máy tính cũng không còn đắt nữa, sắp tới thiết bị cầm tay cũng sẽ rẻ hơn", ông Đinh Trí Dũng nói.

Tuy nhiên, "bản thân Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vẫn chưa nhận thức được vai trò của CNTT-TT đối với đổi mới GD-ĐT, cũng như vai trò của Bộ trong vấn đề này. Không hiểu vì chưa nhận thức được hay là vì vẫn còn một lực cản nào đó như lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ đã cản trở sự phát triển", TS. Bùi Mạnh Hải nói. Ông cho rằng cần phải xác định rõ vai trò của CNTT trong Nghị quyết tới đây của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, qua đó tạo cơ sở, nền tảng để Bộ GD-ĐT xây dựng các cơ chế, chính sách, ra các chương trình hành động phù hợp.

"Theo nhận định cá nhân tôi thì dự thảo ban đầu của Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam do Bộ GD-ĐT soạn thảo vẫn còn cổ điển, lạc hậu. Chúng tôi đã làm văn bản gửi Thủ tướng và các Ban của Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD-ĐT để góp ý thay đổi một cách căn bản nội dung Đề án. Trong đó nhấn mạnh nền giáo dục Việt Nam phải ứng dụng CNTT để đổi mới phù hợp với hệ thống giáo dục thế giới, có thể hội nhập với thế giới từ công tác quản lý giáo dục đến chất lượng giáo dục. Phiên bản dự thảo sau đó đã có tiếp thu một số ý kiến góp ý nhưng vẫn chưa thay đổi nhiều như mong đợi", TS. Bùi Mạnh Hải nói.

Ứng dụng CNTT vốn là bài toán khó

Ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường (Schoolnet) cho biết: "Nhiều năm đồng hành cùng các trường học đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, tôi thấy hiện trạng sự quan tâm của lãnh đạo cũng như giáo viên ngành GD-ĐT đối với ứng dụng CNTT là khá tốt. Tất cả mọi người đều đã hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn của CNTT trong học và dạy, trong quản lý giáo dục. Sự khác nhau chỉ ở các bước đi cụ thể, ở trình độ cụ thể của từng lãnh đạo, từng giáo viên trong hệ thống mà thôi". 

Nhưng ông Hà cũng cho rằng, nếu đặt câu hỏi vai trò của CNTT trong GD-ĐT đã thực sự lớn chưa thì có thể nói là chưa. CNTT mới chỉ đóng vai trò như một môi trường, cơ sở hạ tầng viễn thông, công cụ hỗ trợ quản lý và giảng dạy. Có 2 lý do: một là chưa có con người có đủ khả năng để áp dụng CNTT-TT vào thực tế GD-ĐT một cách bài bản và sâu sắc; hai là việc ứng dụng CNTT-TT thực sự là một bài toán rất khó, một phần do chính môi trường quản lý nhà nước của chúng ta trong GD-ĐT rất phức tạp, chồng chéo, đầy rẫy các mâu thuẫn và không hợp lý. Trong các điều kiện như vậy khó có thể trông đợi gì hơn về vai trò cao hơn nữa của CNTT-TT.

"Mặt khác, hãy nhìn vào các doanh nghiệp CNTT làm trong lĩnh vực GD-ĐT, hiện số lượng còn quá mỏng. Chừng nào điều đó còn xảy ra, tức là thị trường sản phẩm CNTT cho GD-ĐT còn yếu, thiếu, lệch như vậy thì khó có thể nói về vai trò của CNTT-TT trong các dự án đổi mới GD-ĐT", ông Hà nói.

Còn theo ông Đinh Trí Dũng, Giám đốc Trường Arena Multimedia tại Hà Nội, ứng dụng CNTT đến đâu là chuyện của nhà hoạch định chính sách GD-ĐT. Quan trọng là phải có một ý thức tổng thể về hệ thống CNTT trong giáo dục. Các cơ quan quản lý cao nhất phải cổ súy, đưa ra những chính sách đồng bộ từ trên xuống dưới. "Hiện hạ tầng cơ sở vật chất cho triển khai ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động GD-ĐT không phải là vấn đề quá khó khăn, cộng đồng cũng đã có hứng thú triển khai ứng dụng CNTT trong GD-ĐT, giờ chỉ còn chờ các nhà hoạch định chính sách có quyết tâm thực thi hay không mà thôi", ông Dũng bộc bạch.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0