Thứ ba, 14/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/09/2012
Mạng xã hội Việt tránh lối đi của gã khổng lồ FaceBook

 FPT Online chuyển đổi Banbe.net sang mạng xã hội cho doanh nghiệp, như vậy nếu các sản phẩm mới không có sự khác biệt so với Facebook thì sẽ không thể “trụ” lại được.

banbe.jpg
Sau hơn 1 năm phát triển với nhiều chỉ tiêu chưa được "như ý", việc nghiên cứu chuyển sang mạng xã hội cho doanh nghiệp được coi là bước đi khôn ngoan của FPT Online.

Thử nghiệm chuyển đổi Banbe.net sang mạng xã hội doanh nghiệp

Theo thông tin từ FPT, đơn vị này đang có ý định xây dựng mạng xã hội Banbe.net thành mạng xã hội cho doanh nghiệp khi mô hình này đang là xu thế phổ biến của thế giới.

Việc “đổi hướng” Banbe.net thành mạng xã hội cho doanh nghiệp sẽ là bước đi mới của FPT, khi mà mảng này chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Khi đó, mạng xã hội có thể thay thế các công cụ giao tiếp trong doanh nghiệp hiện nay như e-mail, Intranet, share point… Chuẩn bị cho bước đi này, FPT Online - đơn vị xây dựng Banbe.net - đã phối hợp với FPT Software để phát triển thêm các tính năng của Banbe. Theo đó, Banbe.net sẽ tập trung phát triển phần bảo mật hơn nữa, do yếu tố này quan trọng đối với người dùng doanh nghiệp.

Dự kiến, mạng xã hội Banbe.net dành cho doanh nghiệp sẽ được dùng thử nghiệm tại FPT Software trước và nếu việc thử nghiệm tại FPT Software thành công, mạng xã hội Banbe.net dành cho doanh nghiệp có thể sẽ được thương mại hóa.

Mạng xã hội Banbe được ra mắt vào tháng 6/2011 với mục tiêu 50 kết nối dịch vụ nội dung số và 1 triệu người dùng đến hết năm 2011. Ý tưởng ban đầu của Banbe.net được hình thành với xu hướng mạng xã hội và nhu cầu quản lý thông tin người dùng (Identity = Passport và Profile), thanh toán (Payment) online cho các dịch vụ nội dung số trên Internet và Mobile.

Trước những ý kiến cho rằng, Banbe.net sau hơn 1 năm phát triển không được như ý, không cạnh tranh được với những mạng xã hội ra đời từ trước như Facebook, Zing Me... nên buộc phải chuyển sang hướng đi mới để tồn tại. Về vấn đề này, đại diện FPT Online khẳng định, đơn vị này mới chỉ đang nghiên cứu chuyển đổi sang mạng xã hội cho doanh nghiệp khi mà nhận được một số đơn đặt hàng của nước ngoài chứ chưa có quyết định chính thức. Tuy nhiên, đại diện FPT Online cũng thừa nhận rằng “đúng là Banbe.net hiện chưa đạt được một số chỉ tiêu như kì vọng ban đầu”. 

“Chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng một hệ thống mới và kì vọng sẽ trở lại thị trường trong thời gian gần nhất”, đại diện FPT Online cho biết thêm.

Còn theo ông Phan Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty VTC Online, ngay từ khi thành lập, ý tưởng thực hiện ban đầu của banbe.net không có nhiều điểm mới so với Facebook hay các mạng xã hội “nội” đi trước như Zing Me, Go.vn. Bên cạnh đó, bản thân FPT cũng chưa có nhiều sự tập trung, ưu tiên bao gồm nguồn lực, tài nguyên để phát triển banbe.net giống như VTC Online dành cho Go.vn hay VNG dành cho Zing Me. “Vì vậy, việc nghiên cứu chuyển hướng đi của banbe.net là hợp lý dù thị trường mạng xã hội cho doanh nghiệp chưa có nhiều “đất diễn” ở Việt Nam, nhất là khi FPT có nhiều kinh nghiệm phục vụ khách hàng doanh nghiệp (B2B) hơn là đối với khách hàng cá nhân (B2C)”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thị trường mạng xã hội không còn sôi động?

Cũng theo đại diện FPT Online, mặc dù vẫn là một thị trường rất tiềm năng và các công ty Internet ở Việt Nam đều mong muốn có một mạng xã hội của đơn vị mình nhưng thị trường hiện đã không còn sôi động như thời gian trước. “Người dùng hiện đã quá “no đủ” với những dịch vụ mạng xã hội nên xu hướng hoạt động không còn tích cực như trước”, đại diện FPT Online lý giải.

Cùng quan điểm, ông Phan Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty VTC Online cũng cho rằng, mặc dù thị trường không còn sôi động và “cửa ngày càng hẹp dần” nhưng vẫn còn “đất” cho các đơn vị khác muốn tham gia. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu, chuyển hướng sang mạng xã hội cho doanh nghiệp của banbe.net đã cho thấy, nếu muốn tham gia và nhắm vào người dùng cá nhân thì các mạng xã hội mới phải có sự khác biệt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là “điều kiện cần”, các sản phẩm mới sẽ phải có độ “sắc sảo” nhất định cũng như có kế hoạch PR, Marketing đủ tốt.

“Vì vậy, việc chuyển đổi của FPT đối với banbe.net không ảnh hưởng nhiều đến thị trường mạng xã hội và vẫn có cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Tuấn kết luận.

Còn bản thân các doanh nghiệp làm mạng xã hội hiện nay như Go.vn, Zing Me, Tamtay… nếu không có sự đầu tư cả về tiền bạc, công sức để đưa ra các ý tưởng, hướng đi mới thì cũng sẽ không thể “bứt phá” lên được.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet, người dùng hiện nay đã quá quen thuộc với Facebook nên các doanh nghiệp nếu muốn chen chân vào thị trường này nên tiếp cận bằng cách đưa ra một dịch vụ trước để có được cộng đồng người dùng trước đã, sau đó mới dần dần đưa ra dịch vụ mạng xã hội trên cơ sở dịch vụ đó. Ví dụ như cách NCT đưa ra trang web nghe nhạc nhaccuatui, sau vài năm hình thành cộng đồng đủ mạnh mới bắt đầu đưa ra dịch vụ mạng xã hội Nava.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0