Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/08/2012
Xuất bản điện tử - Lúng túng!

 Bản dự thảo mới nhất của Luật Xuất bản sửa đổi có một thay đổi lớn. Từ chỉ một điều của luật cũ (điều 25), dự thảo luật mới đã dành hẳn 1 chương (chương 5) với 11 điều để quy định các hoạt động của xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử (XBPĐT). Thế nhưng, mọi việc không đơn giản khi có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này... 

Hướng dẫn khách sử dụng máy đọc sách tại nhà sách Phương Nam Ebook, nhà sách chuyên kinh doanh ebook đầu tiên của Việt Nam. 
Chưa sát thực tế

Một trong những vấn đề đầu tiên nảy sinh nằm ở ngay định nghĩa thế nào là XBPĐT. Theo định nghĩa trong dự thảo thì đó là xuất bản phẩm được đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. Cách định nghĩa này được góp ý là chưa bao quát, vì có nhiều trường hợp có thể đọc xuất bản phẩm qua phương tiện điện tử nhưng chẳng liên quan gì đến XBPĐT như ở một số thư viện lớn trên thế giới cho bạn đọc tham khảo qua một số sách lưu trữ bằng cách chụp hình lại bìa, các trang…

Hình ảnh đó cũng được nhìn qua phương tiện điện tử nhưng đó không phải là XBPĐT mà thực chất vẫn là sách in truyền thống. Nếu không có định nghĩa chính xác rất khó để luật thực thi đầy đủ. Hơn nữa, tuy dùng từ XBPĐT nhưng trong luật chủ yếu đề cập đến sách điện tử (ebook), còn nhiều XBPĐT khác lại rất mờ nhạt, tiêu biểu như lịch điện tử hầu như không nhắc đến dù đây là một XBPĐT rất phổ biến hiện nay.

Ngoài ra, dự thảo luật có quy định về 2 loại XBPĐT: loại được số hóa từ các sản phẩm đã được xuất bản, in và phát hành hợp pháp; loại thứ hai là xuất bản lần đầu hoàn toàn theo phương pháp xuất bản điện tử. Thế nhưng, theo ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT-TT TPHCM, còn một hướng khác là in sách giấy từ XBPĐT theo nhu cầu của bạn đọc vẫn chưa được đề cập đến.

Ông Vũ Ngọc Hoan, Cục Bản quyền nêu vấn đề bản quyền phức tạp hơn so với sách truyền thống vì sách điện tử có thể tích hợp âm thanh, bài hát, hình ảnh động…

Một vấn đề khác là quảng cáo, theo dự thảo luật thì quảng cáo trên XBPĐT cũng giống trước đây với sách in truyền thống. Tuy nhiên, do đặc thù nên NXB Trẻ đề xuất sách không bán mà thu phí qua quảng cáo trên thiết bị đọc sách. Đây là một hình thức kinh doanh XBPĐT quen thuộc trên thế giới như trường hợp nhà phát hành ebook lớn Amazon.com cung cấp các máy đọc ebook kindle giá rẻ, tặng kèm sách miễn phí với điều kiện mỗi khi tắt mở máy khách hàng phải xem một số thông tin quảng cáo.

Ebook lên ngôi

Xuất bản điện tử có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng, chỉ 2 - 3 năm trước đây ebook còn được xem là một phương thức đọc chỉ dành riêng cho người thích công nghệ thì hiện nay, trên thế giới ebook đã vượt xa sách in cả về doanh thu lẫn số bản. Thậm chí, theo dự báo trong khoảng 10 năm tới, sách in sẽ giảm chỉ còn bằng 50% hiện nay và thay vào đó là ebook. Ebook cũng được xem là cứu cánh của văn hóa đọc khi lượng trẻ em nhờ có ebook quay lại đọc sách tăng cao do nó có nhiều tính năng hấp dẫn, thuận tiện như âm thanh, hình ảnh, tính tương tác với mạng.

Chính vì thế, việc Luật Xuất bản sửa đổi dành vị trí ưu tiên cho xuất bản và phát hành XBPĐT là điều dễ hiểu. Tiến sĩ Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đơn vị thực hiện dự thảo Luật Xuất bản cũng thừa nhận việc đang phải vất vả xây dựng mô hình cho xuất bản điện tử, từ xuất bản, phát hành đến bản quyền, tiêu chuẩn kỹ thuật…

Tuy nhiên, dù sao dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi cũng cho thấy đã bắt đầu hình thành một hành lang pháp lý cho hoạt động của xuất bản điện tử, vốn được xem là tương lai phát triển tất yếu của ngành xuất bản.

Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT-TT: Từ 3 ý ngắn gọn của Luật Xuất bản năm 2004 đến 11 điều của dự thảo Luật Xuất bản sửa đổi hiện nay cho thấy sự quan tâm, nhận thức của cơ quan chức năng về vai trò quan trọng của xuất bản điện tử. Nhưng đúng là vẫn còn nhiều điều phải làm, sắp tới ủy ban soạn thảo sẽ rà lại từng câu chữ, chỉnh sửa lại những vấn đề được nêu ra. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khách quan rằng ngay cả các nước có nền xuất bản điện tử cũng đang vất vả với việc quản lý thông tin điện tử do tốc độ phát triển kỹ thuật quá nhanh.

Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc Công ty VNG: Nếu trước đây, xuất bản phẩm chỉ có thể từ các NXB thì hiện nay có nhiều hình thức xuất bản khác. Như nhiều trang web chuyên cung cấp ebook, từ ebook tự sáng tác đến ebook dịch, ebook số hóa (từ các bản sách đã xuất bản), có hoặc không có thu phí. Đây cũng là một dạng xuất bản, có quy mô ngày càng lớn do dựa vào sự lan rộng của Internet. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có sự quản lý hiệu quả. Mong rằng luật sắp tới sẽ chú ý hơn đến vấn đề này.

Theo Mic.gov.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0