Chủ nhật, 05/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/01/2007
TMĐT Việt Nam: Bao giờ cho bằng... nghiệp dư?

Trong khi giới chuyên môn vẫn còn tìm đáp án cho câu hỏi "TMĐT Việt Nam đang ở đâu?", thì nhu cầu của thị trường này đã hình thành tự phát và phát triển khá sôi động. Ngay cả giới chị em giờ cũng đã biết đi shopping bằng... chuột và bàn phím và kết luận: Vừa rẻ, vừa xịn, vừa thuận tiện.

Những người hoạch định và làm TMĐT chính quy vẫn đang băn khoăn: "Nên lạc quan hay có cái nhìn thận trọng với tương lai gần của TMĐT VN?" (Ảnh: Thế Phong).

Diễn đàn Thời trang- Mỹ phẩm - Trang sức trên TTVN Online một ngày cuối năm. Các thành viên lượn lờ, tụ tập như đi hội. Lướt mắt từ trên xuống dưới, không khó để bắt gặp hàng loạt topic với những lời rao đầy hấp dẫn "Nhận đặt hàng từ nước ngoài về". Thôi thì đủ cả, từ Pháp, từ Đức, từ Hàn Quốc, từ Trung Quốc, từ Canada... Nhưng nhiều nhất, và được quan tâm nhiều nhất vẫn là các topic từ Mỹ. Không có gì khó hiểu, vì Mỹ vốn là quốc gia có thương mại điện tử phát triển bậc nhất và tất cả các website shopping lớn đều dùng tiếng Anh.

Khánh Ly, một du học sinh Trung Quốc mới về nước cho biết Thời trang - MP-TS đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trong một ngày làm việc của cô. "Tôi đã quen với những trung tâm thương mại rất lớn bên Bắc Kinh nên về VN gần như bị hẫng. Đã 4,5 năm nay tôi không mua được 1 cái áo nào ở VN. Thời trang trong nước hiện tại quá nghèo nàn, không hợp mốt mà giá lại đắt . Chính vì thế, tôi phải tìm đến Internet".

Quả thật, một chiếc áo len loại đẹp hàng Quảng châu bày bán ở các cửa hàng thời trang tại Hà Nội hiện nay có giá không dưới ba trăm nghìn, thậm chí có thể lên tới năm, sáu trăm nghìn. Với mức giá đấy, một chuyên gia săn hàng sale như Ly có thể mua được vô số mẫu áo len "hiệu" 100%, do những hãng thời trang nổi tiếng của Mỹ thiết kế như American Eagle, Aeropostale, Victoria Secret...

Thậm chí nếu bỏ công hơn nữa, lùng sục ở những website lớn như Amazon, Overstock, họ còn có thể mua được những món hàng thời trang của các hãng thiết kế danh tiếng như Versace, Burberry, Dior, Gucci... với giá chỉ bằng 20-30% giá gốc. Trong khi ấy, Một thực tế "chua chát" là kể cả khi bỏ ra hàng triệu đồng, người tiêu dùng cũng chưa chắc mua được một món đồ xịn, "chính hiệu" tại Việt Nam, bởi có nhiều cửa hàng đã trộn đồ nhái đem bán với đồ thật. Hoặc giả nếu có là hàng "chính hãng" thật, thì nó cũng bị quát giá từ gấp rưỡi cho đến vài ba lần so với giá trị thật.

Có cầu tất có cung

Trên một diễn đàn chuyên mua bán hàng qua mạng mang tính tự phát, mỗi chủ đề có tới gần 10 ngàn lượt người xem.

Mùa Noel và hậu Noel, bên Mỹ sale "như bắt được". Website nào cũng xuất hiện banner màu đỏ rực rỡ với những dòng chữ to choán hết nửa màn hình: Big Sale. Ít cũng giảm 50%, nhiều thì 70-80%. Các thương hiệu lớn, được dân tình ưa chuộng như Guess, Esprit, Mango, Bebe, Armani Exchange, Leví's, Ninewest đều tham gia vào cơn lốc giảm giá này.

Vấn đề là không phải ai cũng ở Mỹ, hoặc có điều kiện bay đến Mỹ để đi mua sắm. Nhưng một khi căn bệnh "shopping" đã phát tác thì các chị em khó mà cầm lòng nổi. Kết quả là những dịch vụ đặt-hàng-qua-mạng đã ra đời.

Một trong những dịch vụ tiên phong kiểu này là AFshop. Ban đầu chỉ nhận đặt một ít mỹ phẩm rồi xách tay về nước nhân dịp sắp về chơi Việt Nam, đến nay, AFShop đã "thầu" tới gần 10 topic nhận mua hàng từ Mỹ, với đủ các nhãn hiệu thời trang mà dân tình Việt Nam mới nghe đã "điên đảo thần hồn", từ Esprit, Mango, Victoria Secret cho đến Levi's, Armani Exchange, Bebe. Danh sách khách đặt mua dài tới vài chục trang. Thái Việt Anh và Thùy Linh, hai "bà chủ" của AFshop thậm chí còn thiết kế một website riêng để khách hàng cập nhật các chương trình giảm giá, đặt hàng cho tiện.

Không nhiệt náo bằng, nhưng cũng hút khách không kém là dịch vụ của "bà bầu" Nga-Maryland. Với ưu thế ship hàng cực nhanh (có khi chưa đầy 2 tuần hàng đã về đến Việt Nam), uy tín, phong cách làm việc rất có nguyên tắc, dịch vụ của Nga-maryland thu hút được một số khá đông khách hàng thân thiết. Có những người đặt mua tới vài chục sản phẩm mỗi đợt, và cũng có người đã chi tới hàng nghìn USD thông qua dịch vụ này để mua những mặt hàng xa xỉ như túi Luis Vutton.

"Teen" và bình dân hơn là topic nhận đặt hàng từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Rộ lên từ dạo mùa thu năm 2006, các topic do nick 60_le_duan, moonie, karinavi, mickeyyeu lập ra nhanh chóng thu hút được đông đảo chị em. Trang web mà các topic này sử dụng để đặt mẫu là Gmarket - một website thương mại điện tử nội địa cực kỳ nổi tiếng của Hàn Quốc và Taobao.com, một địa chỉ quen thuộc của dân teen Trung Quốc.

Lại nói về Gmarket, đây là một trong số hiếm hoi những website đánh bại được eBay trên đất Hàn, xứ xở mà nhiều ông lớn của làng công nghệ đã phải ôm mối đau thương (tỉ như Google chẳng hạn). Các mẫu mã trên Gmarket đều là mốt thịnh hành trong giới trẻ châu Á hiện nay, vì thế, nó nhanh chóng "bắt sóng" với các tín đồ shopping Việt Nam. Việc đặt hàng qua mạng phát đạt, nick 60_leduan thậm chí còn quay lại, đầu tư cho cửa hàng offline, kinh doanh thêm một số mẫu mã do mình nhập từ nước ngoài về.

Nếu bạn chuộng thời trang Pháp, bạn cũng có thể tìm thấy trên f363 những topic cho đặt hàng từ la redoute.fr, mango châu Âu, promod và mexx..., những thương hiệu mà chị em "sành điệu" khá quen thuộc. Thậm chí, những dòng sản phẩm cao cấp của các hãng thiết kế lớn như D&G,Versace, Gianferco ferre, Roberto Cavalli cũng xuất hiện trên f363, với giá lên tới hàng triệu đồng.

Như vậy, trong khi các nhà hoạch định và ứng dụng TMĐT Việt Nam vẫn đang băn khoăn chưa biết nên lạc quan hay lo lắng thận trọng vì các vấn đề pháp lý, thanh toán trực tuyến, cơ sở hạ tầng còn chưa đảm bảo, thì nhu cầu mua hàng điện tử của người Việt Nam đã vượt lên trước một bước.

Người mua hàng trực tuyến Việt Nam đã có đủ trình độ, điều kiện, khả năng và nhu cầu để sử dụng các dịch vụ TMĐT quốc tế trên Internet, thậm chí chấp nhận thêm cả chi phí chuyển hàng về VN để mua được món đồ ưng ý. Nhu cầu thị trường TMĐT đã có và rất phổ biến, nhưng những người làm TMĐT Việt Nam, như trong hội thảo VEBIZ 2007 mới đây, thì vẫn đang loay hoay tìm đáp án cho câu hỏi: TMĐT Việt Nam đang đứng ở đâu?

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0