Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/08/2012
"Thuốc" nào chữa "bệnh" phá giá cước kết nối điện thoại quốc tế?

Để thu hút lưu lượng kết nối điện thoại quốc tế chiều về, các doanh nghiệp (DN) viễn thông Việt Nam đã liên tục phá giá khiến cho dịch vụ này gần như không còn lợi nhuận. Vậy một câu hỏi đặt ra là có thể chặn đứng vấn nạn này hay không?

A1.jpg
Để đảm bảo tính minh bạch, Bộ TT&TT cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định giá thanh toán thoại quốc tế chiều về tại các DN viễn thông. (Ảnh minh họa)

Vì sao phá giá?

Kết cục của các DN chạy đua phá giá cước kết nối điện thoại quốc tế chiều về đã nhãn tiền. Chỉ tính mức giá mà Bộ TT&TT áp gần nhất cho tất cả DN cung cấp dịch vụ này thì mỗi năm Việt Nam đã bị thiệt hại vài chục triệu USD. Sau thời gian nở rộ với gần chục DN cung cấp dịch vụ  thì giờ đây chỉ còn khoảng 5 DN trên thị trường bởi dịch vụ bị phá giá đến mức trở thành "cằn cỗi". Một câu hỏi là tại sao các DN viễn thông Việt Nam liên tục phá giá dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về một cách khá dễ dàng và thoải mái đến như vậy?

Trong cuộc chạy đua hút lưu lượng điện thoại quốc tế chiều về, các DN phải tìm đủ mọi cách để cạnh tranh với các đối thủ là điều dễ hiểu. Giới phân tích cho rằng, sức mạnh cạnh tranh giữa các DN khác nhau, nhưng vì phải cạnh tranh trên cùng một sàn đấu nên bắt buộc DN nhỏ phải toan tính. Nếu điểm lại các cuộc chạy đua phá giá trong hơn 10 năm qua sẽ thấy hầu hết các cuộc chạy đua đều xuất phát từ  những DN nhỏ tham gia vào thị trường này để "giành giật" lưu lượng. VNPT và Viettel là hai DN có sức cạnh tranh bởi thương hiệu tốt hơn các DN nhỏ khác nên đành bấm bụng chạy theo cuộc đua phá giá bởi nếu không lưu lượng kết nối điện thoại quốc tế chiều về sẽ chảy hết sang DN nhỏ. Đã nhiều lần VNPT và Viettel muốn tập hợp các DN nhỏ khác để ổn định thị trường này, thế nhưng đó là "nhiệm vụ bất khả thi". Suy cho cùng, nếu chạy đua phá giá thì VNPT và Viettel sẽ là những DN bị thiệt hại nặng nhất khi phải giảm giá trên tổng lưu lượng lớn hơn nhiều các DN khác. Thậm chí, các "đại gia" đó còn bị một vài DN nhỏ dùng chiêu thức "chiếm dụng vốn" chây ỳ không trả cước kết nối của dịch vụ khi kết cuối lưu lượng vào mạng của VNPT và Viettel.

Lãnh đạo một DN viễn thông chia sẻ, ý thức hợp tác của các DN Việt Nam ở trong và ngoài nước đều rất yếu. Nhược điểm này đã được các đối tác nước ngoài tận dụng triệt để nhằm "dắt mũi" các DN Việt Nam. Chẳng hạn, khi đối tác nước ngoài sang đàm phán giá cước kết nối điện thoại quốc tế chiều về thì chỉ cần mang một vài tờ fax báo giá dịch vụ hay nhắc đến mức giá mà các DN Việt Nam khác cung cấp cùng dịch vụ  đang mời gọi đã đủ khiến các DN cuống cuồng bán giá thấp cho họ chứ không thể giữ giá như quy định. Và những "chiêu thức" giản đơn như trò đùa con trẻ đó cũng đủ sức hạ gục các DN Việt Nam.

Có thể bình ổn thị trường?

Trao đổi với báo Bưu điện Việt Nam, các DN nhỏ cung cấp dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về cho rằng, vẫn có thể cứu vãn tình hình hiện nay để tránh thiệt hại cho chính các DN của Việt Nam cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Để tiếp tục thực hiện chủ trương về phát triển hiệu quả, bền vững của thị trường dịch vụ viễn thông quốc tế, hướng tới các cam kết trong WTO và quy định về quản lý giá cước thì các DN phải cam kết thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các công văn 140 và 559 của Bộ TT&TT ban hành năm 2011.

Đặc biệt. các DN phải tăng cường chế độ báo cáo, thống kê như quy định tại Điều 6 của Công văn 140 của Bộ TT&TT về tăng cường quản lý dịch vụ viễn thông quốc tế. "Để đảm bảo tính minh bạch, các DN cũng kiến nghị Bộ TT&TT tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định giá thanh toán thoại quốc tế chiều về tại các DN viễn thông. Bên cạnh đó, cần áp dụng cơ chế phạt vi phạm đối với DN không thực hiện đúng quy định của Bộ, đặc biệt là DN đầu tiên phá giá thị trường, dưới bất kỳ hình thức khuyến mãi nào..." lãnh đạo một DN viễn thông (xin được giấu tên) chia sẻ.

Các DN viễn thông nhỏ cung cấp dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về cũng thống nhất đưa ra quan điểm: Cần ngăn chặn việc kinh doanh lậu, bất hợp pháp, bảo đảm chất lượng dịch vụ, quyền lợi của khách hàng. Thêm vào đó, các DN cùng giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và những biến động trên thị trường, kịp thời báo cáo những dấu hiệu vi phạm cho Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý. "Chúng tôi rất đồng tình nếu đơn vị nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ TT&TT và hình thức xử lý cao nhất là thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về", lãnh đạo một DN nói. 

Trao đổi với Báo Bưu điện Việt Nam, đại diện VNPT và Viettel lại tỏ ra không tin tưởng vào sự cam kết lỏng lẻo giữa các DN cung cấp dịch vụ kết nối điện thoại quốc tế chiều về. Tuy nhiên, đại diện VNPT và Viettel cho rằng nếu cơ quan quản lý vào cuộc quyết liệt và mạnh tay với hành vi vi phạm thì vấn đề phá giá dịch vụ sẽ được giảm thiểu đi rất nhiều.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0