Thứ ba, 14/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/08/2012
Công nghệ thông tin trong giáo dục: Chưa có được chỗ đứng cần thiết (18/08/2012)

Sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục còn rất yếu. Đặc biệt khi internet được "phủ sóng” ở tất cả các trường học (nơi đã có điện), thì sự phát triển CNTT lại rất lu mờ. Cũng đáng bàn hơn là trong chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 không có chữ nào đề cập đến vấn đề giáo dục điện tử.


Giáo dục điện tử được đánh giá là bước phát triển quan trọng
trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Ảnh: Huyền Thanh

CNTT còn bị xem nhẹ
Cục trưởng cục CNTT của Bộ GD-ĐT, ông Quách Tuấn Ngọc cho biết, sự phát triển yếu kém của CNTT trong giáo dục hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do chủ trương rất đúng nhưng thực tiễn áp dụng thì chưa triệt để, nhiều địa phương còn coi nhẹ hoặc chưa hiểu rõ phát triển CNTT trong giáo dục để mang lại chức năng gì.
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ ra một cách thẳng thắn những bất cập hiện nay trong phát triển CNTT của giáo dục Việt Nam. Ông Thiên đưa ra ví dụ về nhóm học sinh của trường THPT An Lạc, huyện Kế Sách, Sóc Trăng nhận được một giải thưởng về môi trường nhưng lại không có tiền để ra Hà Nội nhận giải thưởng. Báo chí vào cuộc giúp đỡ, sau đó trường bị huyện yêu cầu làm bản kiểm điểm vì làm bẽ mặt huyện. Theo PGS.Thiên, ví dụ của Sóc Trăng là một điển hình về thái độ đối với sự sáng tạo. Tư duy giáo dục của chúng ta đang có vấn đề. Bởi mục tiêu của giáo dục là học để làm gì vẫn là câu hỏi chưa được trả lời. Với phân tích của mình, PGS. Thiên cho rằng học để biết chữ là một mục tiêu mơ hồ và không đầy đủ và nó đã biến tướng thành thực tế học để có bằng. Trong khi đó, học để cạnh tranh, để hưởng tiền lương cao hơn lại chưa được đề cập đến. Sự đối xử "thô bạo” với sáng tạo tại Sóc Trăng là một minh chứng cho sự không trọng dụng nhân tài, không khuyến khích sự đổi mới, mà chỉ làm trì trệ thêm sự phát triển giáo dục bởi quan niệm cổ hủ, quan liêu.
Bàn rộng hơn điều này, ông Thiên bày tỏ, sự buông lỏng đầu ra tại các trường ĐH, tốt nghiệp cực dễ trong khi đầu vào bị siết chặt là sự đi ngược lại với nguyên lý của thế giới. Phát triển CNTT trong giáo dục cần có nhân sự chất lượng thì phải có cách thay đổi, đảo lại nguyên lý , đảo lại cách học ngay từ những trường ĐH. Nếu không làm được việc này thì mọi công nghệ đều vô lý trước chất lượng.
Lộ trình phát triển vẫn mơ hồ
Tại hội thảo khoa học "Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin” mới đây được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, nhiều nhà khoa học đã không ngần ngại cho rằng, lộ trình phát triển của CNTT trong giáo dục còn khá mơ hồ. Nguyên nhân là CNTT vẫn chưa có chỗ đứng cần thiết trong ngành giáo dục như mong muốn. Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, trong chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 không có chữ nào đề cập đến vấn đề giáo dục điện tử. Mà giáo dục điện tử luôn được đánh giá là bước phát triển quan trọng trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của tương lai. Hiện nay, sự phát triển CNTT về các trường học chỉ đơn thuần là nhận gửi e-mail, gõ văn bản, quản lý điểm. Điều đó chỉ đạt sự sơ đẳng, manh mún, chứ chưa phải là phát triển CNTT trong giáo dục thật sự.
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, khái niệm mới đối với nền giáo dục Việt Nam phải được phát triển trên hai khía cạnh học tập suốt đời và phát triển SGK điện tử. Với xu thế phát triển của công nghệ internet hiện nay, CNTT chính là thúc đẩy chúng ta phải đổi mới giáo dục. SGK điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh. Nếu có người thầy giỏi cộng với sự hỗ trợ của CNTT, thì hiệu quả trong giảng dạy sẽ đạt rất cao. Mục tiêu đặt ra cho tương lai của CNTT trong giáo dục là phải phát triển cơ sở hạ tầng một cách mạnh mẽ, đưa CNTT trong giáo dục một cách cụ thể, thiết thực vào các trường học. Sự đổi mới phải được thực hiện toàn diện từ việc quản lý đào tạo, phương pháp đào tạo. Điều đó, hy vọng sẽ thay đổi bộ mặt CNTT trong giáo dục, xoá bỏ sự tồn tại hời hợt như hiện nay.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0