Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/08/2012
Sở "nhờ" Bộ TT&TT "giải cứu" dịch vụ nội dung số xuất khẩu

Mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% đối với dịch vụ số hóa xuất khẩu được áp dụng từ 1/3/2012 đang khiến nhiều doanh nghiệp càng khó phát triển doanh thu và thị trường.

Xu ly du lieu.bmp
Việc phải gánh thêm 10% thuế VAT đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ số hóa càng thêm khó khăn. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Sở TT&TT TP.HCM vừa chính thức gửi công văn tới Bộ TT&TT nhờ "giải cứu" cho các doanh nghiệp dịch vụ số hóa xuất khẩu.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, nhiều năm qua, dịch vụ số hóa xuất khẩu (cách gọi khác là dịch vụ xuất khẩu nội dung thông tin số) luôn được hưởng mức thuế suất VAT 0%. Thế nhưng, từ 1/3/2012, khi Thông tư 06/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng có hiệu lực thì dịch vụ số hóa bị loại khỏi diện được hưởng 0% VAT và phải chịu mức thuế 10%.

Tuy nhiên, nhiều hợp đồng với đối tác nước ngoài được ký từ trước và trong hợp đồng không ghi khoản 10% nên doanh nghiệp Việt phải gánh thêm khoản phí phát sinh này.

Đại diện Công ty GHP Far East bức xúc: "Việc áp dụng mức thuế VAT 10% không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam so với các nước trong khu vực". Công ty mẹ của GHP Far East tại Thụy Sỹ là Swiss Post Solution (SPS) cũng bày tỏ ý kiến lo ngại về sự thay đổi chính sách của Chính phủ Việt Nam.

Tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, Sở TT&TT TP.HCM đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và nhận thấy Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành quy định các dịch vụ xuất khẩu (trừ một số trường hợp cụ thể) đều được áp mức thuế suất VAT 0%, không hiểu dựa vào tiêu chí nào, Bộ Tài chính lại đưa dịch vụ số hóa xuất khẩu vào nhóm chịu thuế VAT 10%. Sở TT&TT TP.HCM cũng băn khoăn rằng, với một chính sách mới gây bất lợi cho doanh nghiệp như hiện nay, không biết Bộ Tài chính có tham khảo ý kiến của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp CNTT-TT trước khi ban hành hay không?

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Lê Thái Hỷ đề nghị Bộ TT&TT đề xuất Bộ Tài chính cho phép những hợp đồng cung ứng dịch vụ số hóa cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã ký trước ngày 1/3/2012 được hưởng mức thuế VAT 0%; kiến nghị Chính phủ chấp thuận chưa áp dụng thuế suất VAT 10% đối với dịch vụ số hóa xuất khẩu theo tinh thần Nghị quyết số 13 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, hỗ trợ thị trường và chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp nội dung theo Luật CNTT.

Một vấn đề khác cũng liên quan tới Thông tư 06 của Bộ Tài chính là hiện có khoảng 10 sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực số hóa đang được xuất khẩu gồm: Xử lý ảnh cho web, vẽ vector, vẽ bản vẽ nhà 3D, dựng 3D; Số hóa bản vẽ xây dựng, bản vẽ ký thuật; Xử lý dữ liệu; Xử lý hình ảnh; Xử lý dữ liệu nhúng vào các thiết bị điện tử; Cắt ghép báo; Xử lý hóa đơn; Xử lý phim; Xử lý thư khách hàng; Nghiên cứu thị trường trên mạng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp như Chìa Khóa Vàng, Card Network, Đối tác CNTT Sài Gòn, Digi-Texx... đang rất băn khoăn không biết sản phẩm, dịch vụ nào bị cột "vòng kim cô" và sản phẩm, dịch vụ nào "thoát hiểm"?

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0