Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/08/2012
Hiệu trưởng Đại học FPT đề nghị bỏ trung học phổ thông

Theo TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải tái kiến trúc theo mô hình “1 tiểu – 1 trung – 1 cao – 1 đại”, không cần duy trì khối trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

Trung hoc pho thong.jpg
Việc giảm thời gian học sẽ giảm chi phí xã hội, tăng thời gian cống hiến của cá nhân và đất nước có thêm nguồn lao động trẻ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tham luận “Hướng tới 1 nền giáo dục thực sự đổi mới” của TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, đã gây ấn tượng mạnh đối với các đại biểu tham dự “Hội thảo Khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường CNTT” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (VIPUA) tổ chức sáng nay, 11/8/2012.

Theo TS. Lê Trường Tùng, hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải tái kiến trúc nhằm giúp định hướng nghề nghiệp, phân luồng nghề nghiệp sớm, giải quyết tâm lý xã hội đang đổ xô chen chúc vào cửa đại học; liên thông các cấp học trong nước mềm dẻo; giảm thời gian vào đời, hướng tới việc học suốt đời; quản lý nhà nước thuận lợi, không chồng chéo.

TS. Lê Trường Tùng đã mạnh dạn đề xuất kiến trúc mới “1 tiểu – 1 trung – 1 cao – 1 đại”. Nghĩa là 1 cấp tiểu học, thời gian học 5 năm; 1 cấp trung học - 4 năm; 1 cấp cao đẳng - 3 năm (hiện đang có dự kiến gộp cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp); và 1 cấp đại học.

Với kiến trúc này, sau 9 năm sẽ xong phổ thông, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp văn hóa phổ thông. Trong kiến trúc giáo dục sẽ không còn trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, mà sẽ thay thế bằng 2 năm dự bị đại học dành cho những ai muốn học đại học. Trung học chuyên nghiệp và trung học nghề được gộp chung thành 1,5 năm đầu của cao đẳng.

Như vậy, việc phân luồng được diễn ra từ năm lớp 9 thay vì lớp 12 như hiện nay. Thời gian học đại học chỉ còn 3 năm vì đã có 2 năm học dự bị đại học.

Nếu kiến trúc này được áp dụng, tuổi để có bằng phổ thông sẽ là 15 (trước là 18), tuổi có bằng cao đẳng/cao đẳng nâng cao là 17 – 18 (trước là 21), tuổi có bằng đại học là 20 – 21 (trước là 22 – 23).

“Thanh niên vào đời sớm hơn, phù hợp với tiêu chí sinh học giới trẻ hiện nay, việc giảm thời gian học ngoài cái lợi là giảm chi phí xã hội còn tăng được thời gian cống hiến của cá nhân và đất nước có thêm nguồn lao động trẻ. Bên cạnh đó còn có thể lôi kéo sinh viên học sinh ở nước ngoài vào học tại Việt Nam”, TS. Lê Trường Tùng nhấn mạnh.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0