Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/07/2012
Các công ty CNTT chống chọi cơn bão suy thoái

Trong cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, những tên tuổi lớn của làng CNTT thế giới đều đã phải chọn cắt giảm nhân sự, hoặc thu hẹp dây chuyền sản xuất như một trong nhiều biện pháp vượt qua khó khăn.

Gian hàng Cisco tại triển lãm Mobile Asia Expo (Thượng Hải, Trung Quốc) được tổ chức vào tháng 6 vừa qua - Ảnh minh họa: Reuters

Tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị mạng Cisco cho biết sẽ cắt giảm khoảng 1.300 việc làm, như một phần trong nỗ lực tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của hãng.

Theo như trang chủ Cisco, đến thời điểm hiện tại công ty này đang sở hữu tổng cộng 65.223 nhân viên. Vào cuối năm ngoái, ban lãnh đạo hãng đã đề cập dự án cắt giảm 1 tỉ USD kinh phí, nhằm giúp bộ máy công ty gọn nhẹ và đạt năng suất cao hơn.

Rời Hoa Kỳ đến đảo quốc Nhật Bản, một trong những tên tuổi công nghệ truyền thống của nước này là Sharp thông báo kế hoạch cắt giảm “nhiều ngàn việc làm”, cũng như rao bán các tòa nhà văn phòng của hãng tại thủ đô Tokyo. Tất cả nhằm bù đắp cho các khoản lỗ kéo dài tại công ty được Reuters gọi là “ông lớn sản xuất tấm nền tinh thể lỏng (LCD) dành cho máy thu hình cuối cùng của làng điện tử Nhật”.

Cơn khủng hoảng của làng công nghệ Nhật Bản, trong đó có Sharp vẫn chưa chấm dứt – Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, chủ sở hữu thương hiệu TV Aquos dự kiến công bố khoản lỗ lên đến 1,28 tỉ USD trong quý 2 năm nay (từ tháng 4 đến tháng 6), chưa kể khoản tiền phạt lên đến 198 triệu USD mà Sharp phải chi trả theo yêu cầu của giới chức Hoa Kỳ sau khi vụ móc ngoặc dàn xếp giá của hãng này bị bại lộ. (Xem "Phạt Toshiba, LG nửa tỉ đôla dàn xếp giá LCD")

Một ông lớn trong làng công nghệ Nhật Bản khác là Toshiba, từ lâu vẫn được xem như đại diện sản xuất vi xử lý bán dẫn cuối cùng của Nhật, cũng phải lên kế hoạch thu hẹp 30% quy mô dây chuyền sản xuất chip nhớ flash, chủ yếu do cung vượt quá cầu.

Sản phẩm chip nhớ NAND của Toshiba được bình luận là điểm sáng hiếm hoi trong ngành công nghiệp bán dẫn đang ngày càng suy yếu của Nhật Bản, vốn phải vật lộn trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ nước ngoài, chủ yếu từ Hàn Quốc (Samsung) và Đài Loan (TSMC, VIA…).

Sau khi đại diện Nhật Bản cuối cùng trong sân chơi DRAM quốc tế là Elpida Memory nộp đơn xin phá sản vào tháng 2 vừa qua, Tập đoàn bán dẫn Renesas Electronics Corp phải cắt giảm đa số nhân lực, cùng với đóng cửa một nửa số nhà máy nội địa. Toshiba - nhà sản xuất chip nhớ NAND số 2 thế giới (sau Samsung) - cũng cho biết sẽ giảm dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Yokkaichi do nhu cầu thị trường suy giảm đối với mặt hàng chip dành cho ổ cứng di động (USB) và thẻ nhớ các loại.

Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu thị trường dự đoán mọi chuyện sẽ trở nên “sáng sủa” hơn cho Toshiba khi chiếc iPhone thế hệ tiếp theo của Apple dự kiến ra mắt vào cuối năm nay. Khi đó, ước tính một nửa sản lượng chip NAND của Toshiba sẽ được Apple mua dùng trong chiếc smartphone nổi tiếng của hãng công nghệ Hoa Kỳ.

Theo Nhipsongso.tuoitre.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0