Chủ nhật, 24/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/07/2012
Ngày mai, vệ tinh tự chế của VN sẽ lên vũ trụ

Vệ tinh tự chế F-1 do phòng Nghiên cứu không gian FSpace, Đại học FPT nghiên cứu chế tạo sẽ được đưa lên vũ trụ vào 9g6 ngày mai 21-7. Buổi phóng được truyền hình trực tiếp trên Internet qua trang web của NASA.

Mô hình vệ tinh F-1 khi ở trên quỹ đạo - Đồ họa: FSpace

Hiện vệ tinh F-1 đã được đưa lên tàu vận tải HTV-3 bằng tên lửa đẩy HII-B từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản.

Vệ tinh F-1 có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1 kg. Vệ tinh do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển mặt đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của Trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.

Độc giả có thể theo dõi buổi phóng vệ tinh theo địa chỉ:

- NASA TV HD (độ phân giải HD, dùng cho kết nối tốc độ cao): http://www.ustream.tv/nasahdtv

- NASA TV (độ phân giải thường, dùng cho kết nối tốc độ thấp): http://www.nasa.gov/multimedia/nasatv/index.html

Sự kiện F-1 được phóng lên vũ trụ sẽ ghi thêm một dấu mốc cho ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của Việt Nam, góp phần ứng dụng những thành tựu công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Ông Vũ Trọng Thư - Trưởng phòng Nghiên cứu không gian Fspace, chia sẻ: “Việc phóng vệ tinh là một mốc quan trọng. Tuy nhiên, dự án vệ tinh F-1 chỉ thật sự được coi là thành công khi F-1 được thả ra ngoài không gian và thu phát được tín hiệu với trung tâm điều khiển tại trạm mặt đất".

Cùng chuyến đi lên Trạm Không gian quốc tế (ISS) lần này còn có 4 vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ gồm RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat. Dự kiến 6 ngày sau khi phóng, tàu HTV-3 sẽ tiếp cận và lắp ghép với trạm ISS. Các phi hành gia trên trạm sẽ vận chuyển các vệ tinh nhỏ sang module Kibo.

Tới khoảng tháng 9, các vệ tinh nhỏ sẽ được đưa vào khoang điều áp. Phi hành gia người Nhật sẽ điều khiển cánh tay robot của module Kibo nắm lấy ống phóng có chứa 5 vệ tinh đưa ra bên ngoài, thả các vệ tinh nhỏ ra khỏi trạm ISS để bắt đầu nhiệm vụ của mình.

Đây sẽ là lần đầu tiên các vệ tinh nhỏ được thả khỏi trạm ISS bằng cánh tay robot, mở ra con đường mới lên quỹ đạo cho các vệ tinh nhỏ.

Theo Tuoitre.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0