Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/07/2012
Khởi động công nghệ sản xuất vệ tinh

Cuối tuần này (21/7), vệ tinh F-1 do Phòng Nghiên cứu không gian FSpace (ĐH FPT thuộc Tập đoàn FPT) sản xuất, cùng 4 vệ tinh khác ghép lên tàu vận tải HTV-3 sẽ “cất cánh” từ bãi phóng Tanegashima của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vào hồi 9h18 (giờ Hà Nội).

vetinh-FPT_1.gif
Vệ tinh do Tập đoàn FPT thiết kế.

Thời gian trên không của F-1

Chuyến bay của F-1 ngoài mục đích thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, còn là bước tiến để triển khai các ứng dụng mới trong không gian. Theo ông Vũ Trọng Thư – Trưởng phòng Nghiên cứu không gian FSpace (ĐH FPT), các tiểu vệ tinh có thể đảm nhiệm tốt một số nhiệm vụ nhất định mà ngay cả những vệ tinh có kích thước lớn không thực hiện được, ví dụ vệ tinh từ 3-5kg đã có thể giám sát tàu biển, phát hiện cháy rừng...

Quan trọng, với F-1, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ, tự thiết kế, chế tạo, sản xuất được vệ tinh với điều kiện, kỹ sư ở trong nước. Hiện vệ tinh F-1 đã chuyển sang Nhật Bản cùng 4 vệ tinh khác đã được sắp chỗ trên tàu vận tải HTV-3 chờ ngày khởi hành. Theo lịch trình HTV-3 sẽ được ghép với trạm vũ trụ ISS trong 6 ngày. Các phi hành gia sẽ đưa các tiểu vệ tinh vào ISS và sử dụng tay robot đưa ra ngoài không gian. Trước đây, các phi hành gia phải trực tiếp ra ngoài thả vệ tinh, rất nguy hiểm.

Thời gian “sống” của vệ tinh F-1 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ cao của trạm vũ trụ ISS. Nếu ISS ở độ cao 400km thì F-1 có thể làm việc tới 250 ngày, còn với 350km thì F-1 tồn tại khoảng 100 ngày. Mục tiêu của vệ tinh này là gửi tín hiệu về trạm điều khiển trái đất đặt tại trụ sở FPT, chụp ảnh độ phân giải thấp (640x480pixel) và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.

Sau khi lên trạm vũ trụ ISS, tháng 9 tới, F-1 mới được đưa vào không gian và cấp điện hoạt động, lúc đó dự án F-1 mới chính thức thành công, ông Thư cho biết.

Cạnh tranh chỗ lên tàu

Theo ông Thư, chi phí để sản xuất một tiểu vệ tinh không nói lên chất lượng của vệ tinh ấy. Để có một chỗ trên tàu vận tải HTV-3 là sự cố gắng rất nhiều của nhóm nghiên cứu cùng sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Trong thời gian 4 năm, F-1 đã ngốn của FPT khoảng 3 tỉ đồng, đó là không tính tới sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức quốc tế tặng thiết bị như ăngten, mời tham dự hội thảo tại nước ngoài...

FSpace đã liên hệ với hơn 40 công ty, tổ chức chuyên về lĩnh vực tên lửa đẩy để tìm chỗ cho vệ tinh nhỏ đi kèm. Ông Thư cho hay, một vị trí trên tàu HTV-3 là một sự cạnh tranh. Trên tàu HTV-3 có 5 chỗ cho tiểu vệ tinh, trong đó 2 chỗ dành cho vệ tinh Mỹ và 3 dành cho Nhật Bản. Riêng phía Nhật Bản cũng đã có tới 8 vệ tinh đăng ký để được đi. Tuy nhiên, chỉ F-1 cùng 2 vệ tinh khác của nước bạn được chọn.

Trước đó, F-1 đã hoàn thành các bài kiểm tra bao gồm thử tín hiệu với khoảng cách 7-50km trên mặt đất, chụp ảnh, thử nghiệm rung động (14.2.2011) tại Nhật Bản, kiểm tra an toàn bay (11.2011)... Cuối cùng, F-1 đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn bay của JAXA (6.2012).

Vệ tinh F-1 hình lập phương cạnh 10cm và nặng 1kg (ảnh) sẽ bay vòng quanh trái đất với chu kỳ 92 phút/vòng, quỹ đạo tương tự như trạm vũ trụ ISS, nghiêng 51,6 độ so với mặt phẳng xích đạo. F-1 mang theo lá cờ Việt Nam thu nhỏ và lời nhắn của 7.500 người tham gia chương trình “Gửi tên và lời nhắn lên vũ trụ trên vệ tinh F-1” trong một thẻ nhớ.

Nếu F-1 thả và phát tín hiệu về thành công, sẽ chế tạo vệ tinh F-2 - nằm trong dự án quốc tế QB50 - dự án này gồm một chùm 50 vệ tinh với nhiệm vụ nghiên cứu bầu khí quyển trái đất. Vệ tinh F-2 sẽ có kích thước 10x10x20cm gấp đôi F-1, nặng 2kg. Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của dự án QB50, F-2 sẽ giúp FSpace nghiên cứu công nghệ cao cấp hơn mà F-1 chưa thực hiện được, đó là xác định và điều khiển tư thế vệ tinh (định hướng cho vệ tinh).

 

Theo Ictnews.vn
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0