Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/07/2012
Cảm giác làm lập trình tại Facebook ra sao?

Kĩ sư là tài sản có giá trị nhất của Facebook, vậy cảm giác khi làm việc ở vị trí này tại mạng xã hội lớn nhất thế giới ra sao?

Yee Lee – một nhân viên của Google đã viết blog về công việc lập trình tại Facebook thông qua cuộc nói chuyện với rất nhiều kĩ sư ở đây. Dù bài viết cách đây hơn 1 năm, song có vẻ mọi thứ không thay đổi nhiều cho tới hôm nay.

1.jpg
Kĩ sư là bộ phận đông dân trong Facebook. Hai đội kĩ sư và điều hành đã đóng góp 1 nửa quân số cho công ty.
2.jpg
Có nhiều quản lí sản phẩm, nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn. Cứ 1 quản lí thì phụ trách khoảng 7-10 kĩ sư.
3.jpg
Mọi kĩ sư phải trải qua khóa đào tạo từ 4-6 tuần, học cách sửa lỗi trên Facebook và lắng nghe bài giảng từ cấp trên. Khoảng 10% không qua được khóa đào tạo và phải ra đi.
4.jpg
Sau đó, họ có thể truy cập cơ sở dữ liệu để kiểm tra mã và điều chỉnh. Nhân viên cũng nhận được danh sách các hành vi có thể bị đuổi việc, như chia sẻ dữ liệu ngời dùng. Tất nhiên, có nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi này.
5.jpg
Cũng như Google, nền văn hóa Facebook do kĩ sư lèo lái. Kĩ sư có thể điều chỉnh lại chi tiết trong quá trình làm dự án, bổ sung thêm các ý tưởng bất cứ khi nào.
6.jpg
Kĩ sư trình bày công trình của mình trong các cuộc gặp với các đội khác hàng tháng. Quản lí tiếp thị sản phẩm và quản lí sản phẩm cũng tham gia, nhưng không được khuyến khích lên tiếng. Facebook muốn kĩ sư công khai thành quả riêng của mình và chịu trách nhiệm chính cho những thứ họ xây dựng.
7.jpg
Tập hợp các nguồn lực cho dự án là hoàn toàn tự nguyên. Về cơ bản, kĩ sư quyết định thứ họ muốn làm trong công ty. Họ có thể tới nói với quản lí “tôi muốn làm cái này cái này”. Trong khi quản lí sản phẩm muốn tập hợp kĩ sư thành nhóm và khiến họ cảm thấy hào hứng với dự án, quản lí kĩ sư lại tôn trọng mong muốn ở một mình của thành viên.
8.jpg
Thay vì tranh luận xem tính năng nào đáng bổ sung, kĩ sư chỉ cần chạy thử nó. Họ sẽ dành khoảng 1 tuần xây dựng tính năng trên Facebook và thử nghiệm trên quy mô nhỏ để xem nó có đáng giá hay không. Đó là một phần trong văn hóa “hacker” của Facebook – nhanh chóng xây dựng sản phẩm và loại bỏ nếu không hoạt động.
9.jpg
Mọi người đều muốn làm ở khâu back-end. Tại Facebook, cơ sở hạ tầng và khả năng mở rộng hệ thống là những vấn đề thú vị nhất với các kĩ sư. Vì thế, họ không thích thú khi phải làm về các sản phẩm front-end như nhắn tin, mà quan tâm tới thuật toán News Feed (cập nhật mới) hơn. Theo Lee, điểm này khác xa so với các công ty công nghệ tiêu dùng.
10.jpg
Mọi cập nhật quan trọng bắt buộc phải được xem lại và tất cả những thay đổi đều phải do ít nhất một người xem xét. Tuy nhiên, đích thân CEO Mark Zuckerberg là người đưa ra ý kiến về thay đổi với News Feed vì đây là tính năng quan trọng nhất với Facebook.
11.jpg
Không có nhóm giám sát chất lượng chính thức. Mỗi kĩ sư chịu trách nhiệm thử nghiệm tính năng, sửa lỗi và hậu bảo trì. Facebook vẫn có các kĩ sư đảm bảo chất lượng, và mọi người được khuyến khích báo lỗi thường xuyên.
12.jpg
Facebook có khoảng 60.000 may chủ nên đội xử lí phải lần lượt tung cá đoạn mã cho một vài máy chủ trước để đảm bảo hoạt động. Đầu tiên là 6 máy chủ, sau đó nhiều hơn. Nếu có lỗi, máy chủ chuyển sang ngoại tuyến cho tới khi kĩ sư đảm bảo sửa xong lỗi.

13.jpg

Trong suốt quá trình đưa vào sử dụng mã mới, đội xử lí sẽ dùng IRC và các hình thức nhắn tin khác thông báo cho từng kĩ sư nếu có lỗi. Nếu không làm việc để sửa sai sau khi được ủy thác, họ sẽ bị “chế nhạo công khai”. Lee không đi sâu vào vấn đề này, song cho biết sẽ bị đuổi việc nếu hành vi lặp lại nhiều lần.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0