Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/07/2012
Mỹ: Dân “nói chuyện” với chính quyền bằng smartphone

Tận dụng sự phổ biến của smartphone, chính quyền một số thành phố tại Mỹ đang khuyến khích người dân dùng thiết bị này để báo cáo sự cố xã hội ngay tại hiện trường cho các nhà chức trách.

1a.png
Ứng dụng smartphone Street Bump được thiết kế để sử dụng trong xe hơi, sẽ ghi lại mỗi ổ gà mà xe gặp phải trên đường.

Dùng smartphone để khai thác đám đông

Hiện nay, smartphone đã trở thành loại thiết bị công nghệ được sử dụng rộng rãi. Ngay một chiếc smartphone giá bình dân cũng có thể trang bị đầy đủ các tính năng như camera độ phân giải cao, định vị GPS và máy gia tốc.

Tại Mỹ, các nhà lãnh đạo của một số thành phố và tiểu bang đã tận dụng sự phổ biến của smartphone để khuyến khích người dân tham gia báo cáo các vấn đề xã hội cho nhà chức trách thông qua ứng dụng di động. Đây được gọi là phương pháp khai thác đám đông: người dân dùng điện thoại di động để thông báo các sự cố ngay tại hiện trường, các nhà chức trách sẽ tiếp nhận và phản hồi lại cho người báo cáo khi sự cố được giải quyết.

Ví dụ, trong lĩnh vực giao thông, người dân có thể thông báo về đèn giao thông hoặc biển báo giao thông bị hỏng, ổ gà, xe hơi cũ bị thải bỏ không đúng nơi quy định... Thành phố Boston (Mỹ), đã đưa vào triển khai Street Bump - ứng dụng phát hiện ổ gà trên đường được thiết kế để sử dụng trong xe hơi. Khi một người ngồi trong xe hơi sử dụng điện thoại có máy gia tốc và cài Street Bump, ứng dụng sẽ ghi lại mỗi lần xe bị rung hoặc xóc, cùng với tọa độ điểm xóc đó và gửi tới máy chủ trung tâm. Nếu một tọa độ được báo cáo 3 lần trong vòng 4 ngày, nó sẽ được xác định là một sự cố đường xá và sẽ có người tới sửa chữa. Phần khó khăn nhất trong giải pháp này là phải phát triển một thuật toán để phân biệt ổ gà với nắp cống hoặc lỗ thoát nước mưa – những vật thể cũng có thể khiến xe bị xóc khi chạy qua.

Ngoài cách trên, người dân có thể dùng camera smartphone chụp lại hình ảnh các ổ gà hoặc đèn giao thông hỏng để gửi đến cơ quan chức năng có trách nhiệm. Việc gửi thông báo bằng ứng dụng di động có thể khiến người dân cảm thấy thoải mái hơn việc báo cáo bằng văn bản hoặc gọi điện thoại. Tư tưởng này được khởi xướng đầu tiên bởi Thị trưởng Thomas Menino của thành phố Boston.

Năm 2009, Boston còn công bố ứng dụng di động “Citizen Connect”, cho phép người dân báo cáo các vấn đề xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ giới hạn ở sự cố giao thông. Theo các quan chức thành phố, việc báo cáo bằng phương tiện điện tử khuyến khích người dân theo dõi quá trình giải quyết vấn đề hơn là báo cáo qua điện thoại hoặc văn bản.

Năm 2009, sáng kiến Chính phủ Mở (Open Government) của Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi hợp tác công khai và minh bạch trong mọi cấp chính phủ. Kể từ đó, nhiều thành phố bao gồm Salt Lake City và San Francisco đã giới thiệu những ứng dụng cho phép giao tiếp hai chiều giữa người dân và nhà chức trách để thúc đẩy hiệu quả. Ví dụ, các yêu cầu giống nhau có thể nhanh chóng được tổng hợp, thông tin người gửi thông báo được xác định chính xác hơn trước, và người thông báo có thể xem có bao nhiêu người cùng phàn nàn giống mình, đã có giải pháp nào được tiến hành về vấn đề đó, hoặc sẽ mất bao lâu để có được giải pháp cuối cùng.

Tận dụng cả mạng xã hội

Để phát triển ứng dụng riêng cho mỗi thành phố là khá tốn kém. Chính vì thế, một số chính phủ đã tận dụng mạng xã hội với sự giúp đỡ của các công ty công nghệ.

Phần mềm “Lagan Experience Analytics" của công ty Kana giúp lọc các thông tin trên các mạng xã hội như Twitter và Facebook để tìm kiếm những tin nhắn người dùng mà chính quyền địa phương có thể quan tâm. Giám đốc Tiếp thị Sản phẩm Alan Books của Kana nói rằng, các cuộc hội thoại trên mạng xã hội đôi khi tiết lộ nhiều thông tin hơn báo cáo qua ứng dụng điện thoại.

Theo ông, những cuộc hội thoại không chỉ đưa ra các chủ đề chung chung, mà còn thể hiện “cảm xúc tích cực hay tiêu cực” của người trải nghiệm. Ông nói, “đó là một công nghệ và nguồn kiến thức rất hữu ích có thể được kết hợp với nền tảng khai thác đám đông”.

Một số người lo ngại quá trình này có thể ảnh hưởng xấu tới tính bảo mật và quyền riêng tư, tuy nhiên, các quan chức chính phủ trấn an rằng mọi thông tin có thể được báo cáo ẩn danh, nhiều thông tin chỉ được lưu trữ tạm thời cho tới khi vấn đề được giải quyết xong.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0