Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/06/2012
Cuộc đua phát triển ứng dụng di động

Các nhà phát triển đang “chạy đua” đầu tư, phát triển các ứng dụng trên smartphone cho cả nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp (DN).

Hướng đến người dùng cuối
Ông Nguyễn Bá Diệp, Giám đốc Công ty M_SERVICE nhìn nhận, năm 2012 sẽ là năm phổ biến của smartphone và điện thoại có hệ điều hành. Điện thọai di động (ĐTDĐ) sẽ ngày càng có cấu hình mạnh và màn hình rộng hơn. Apple và Android sẽ chiến thắng ở lĩnh vực này.
Sự phổ biến của 3G giúp ĐTDĐ có thể truy cập Internet tốc độ cao, biến ĐTDĐ/smartphone thành một phương tiện truy cập Internet và có thể sử dụng được thêm rất nhiều loại dịch vụ phổ biến khác có trên Internet.
Kéo theo đó là xu hướng cung cấp các ứng dụng cá nhân/doanh nghiệp trên smartphone, trong đó, việc tập trung phát triển các ứng dụng dành cho cá nhân (người dùng cuối) sẽ được chú trọng nhiều hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dùng cuối chủ động sử dụng các dịch vụ (ngân hàng, chứng khoán…) cũng như đáp ứng các nhu cầu giải trí khác.
Sự phổ biến của các thiết bị di động cấu hình mạnh với màn hình rộng sẽ giúp nhà cung cấp dịch vụ triển khai thêm nhiều dịch vụ trên Internet cho người dùng. Trước đây người dùng phải mua dịch vụ, tải về máy tính rồi mới chuyển vào thiết bị. Còn bây giờ có thể tải trực tiếp trên thiết bị.
Theo ông Diệp sẽ có 2 xu hướng rõ rệt:
- Phát triển các ứng dụng và bán trực tuyến trên các kho ứng dụng trực tuyến (App Store, Google Play…). Tuy nhiên, các sản phẩm của Việt Nam phát triển còn hạn chế và chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.
- Triển khai các dịch vụ cộng thêm khai thác băng thông 3G trên di động. Nhà mạng sẽ bắt tay với đơn vị cung cấp giải pháp để triển khai các loại hình ứng dụng, dựa trên băng thông và dung lượng đường truyền. Hai bên sẽ cùng chia sẻ chi phí thu từ khách hàng.
Một số ứng dụng tương đối mới nhưng có tiềm năng trong năm 2012 là mua hàng, thanh toán trên di động, điều khiển bằng giọng nói, các ứng dụng cho máy tính bảng trong DN và những lĩnh vực khác như giáo dục, y tế… Đó là nhận định của ông Trần Phúc Hồng, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Di động TMA.
Cùng góc nhìn với ông Hồng, ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc Công ty VHT Education cho rằng, trào lưu của Mobile App trong năm 2012 sẽ là Location-based Service (LBS – dịch vụ dựa theo địa điểm hiện tại của người dùng). LBS sẽ hữu ích cho người dùng khi mua sắm, giải trí, chỉ cần ngồi một nơi, dùng máy tính hay ĐTDĐ để tìm kiếm địa điểm cần thiết ở gần đó.
Ông Lê Đức Bảo, Giám đốc Công ty phát triển Ứng dụng Di động AntTek cho rằng các ứng dụng phát triển trong năm 2012 sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giải trí.
Kết nối với mọi người, hay mạng xã hội, cũng là một xu hướng đang phổ biến hiện nay. Người dùng sẽ tập trung vào các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, My Space… và ứng dụng bản đồ, GPS (định vị toàn cầu).
Trong tương lai, mọi việc sẽ mang tính di động! Người dùng muốn tất cả các thao tác, từ công việc đến giải trí, chia sẻ, đều có thể thực hiện trên cùng một thiết bị di động. Và các tiện ích như quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân, quản lý cuộc gọi, sao lưu dự phòng sẽ được ưa chuộng.
Nhưng ông Bảo nhìn nhận, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng sử dụng các ứng dụng di động để quản lý. Nguyên nhân do đa phần là doanh nghiệp là vừa và nhỏ, chưa có kinh phí đầu tư vào giải pháp lớn nhưng lại thiếu thông tin vào các giải pháp nhỏ.
Nở rộ dịch vụ cho di động
Những dự đoán và góc nhìn riêng của mỗi doanh nghiệp về thị trường là tiền đề để họ hướng đến phát triển. Một số sản phẩm dưới đây phần nào minh chứng cho xu hướng mà họ đang nhắm tới, với mong muốn đáp ứng nhu cầu người dùng di động trong năm 2012…
AntTek phát triển ứng dụng quản lý nội dung
Ông Lê Đức Bảo, Giám đốc Công ty phát triển Ứng dụng Di động AntTek cho biết, trong năm 2012 AntTek sẽ tập trung phát triển các ứng dụng quản lý nội dung, cho phép người dùng xem được nội dung file bất kể thuộc định dạng gì (chỉ cần phân biệt file video, nhạc và tài liệu). Công ty sẽ hướng đến phát triển ứng dụng bảo mật và sao lưu đám mây, do nhu cầu kết nối cao kéo theo nhu cầu bảo mật, riêng tư. Và ứng dụng “quản lý nội dung” dành cho web, nghĩa là thiết bị DĐ chỉ cần tải nội dung, không cần tải cả trang web xuống, như vậy thời gian tải sẽ nhanh hơn.

TMA phát triển bản đồ di động
Chia sẻ của ông Trần Hồng Phúc cho thấy, năm 2012 TMA sẽ tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm đã được phát triển trong năm 2011 như: bản đồ di động (mobile navigation) với các ứng dụng là Trang Vàng, thông tin giao thông, thông tin các tuyến xe buýt…Các tiện ích về SMS, bảo mật như autoSMS, autoVOICE, secureSMS, mobileDATA cũng được chú trọng; Các ứng dụng phục vụ doanh nghiệp, đặc biệt là trên máy tính bảng như khảo sát (mobileSurvey), thông tin sản phẩm (mobileCatalogue), xuất bản mobileMEDIA)…
M_SERVICE đẩy mạnh dịch vụ ví điện tử
Ông Nguyễn Bá Diệp cho biết, trong năm 2011 Công ty M_SERVICE đã phối hợp với Vinaphone triển khai dịch vụ ví điện tử MoMo đến người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, M_SERVICE đã bổ sung thêm một số tính năng thanh toán vào ví này như: thanh toán cước trả sau di động, cước ADSL, cước cố định, mua vé máy bay Jetstar và các hãng khác, thanh toán vé xe đường dài Mai Linh… Trong năm 2012 công ty sẽ tiếp tục triển khai thanh toán tiền điện qua ví điện tử và thanh toán vé máy bay Vietnam Airline. Các dịch vụ này đều không tính phí đối với người sử dụng.
M_SERVICE cũng sẽ tiếp tục xây dựng các điểm hỗ trợ sử dụng dịch vụ trên khắp toàn quốc để người dùng dễ dàng tiếp cận và nhận được sự hướng dẫn về dịch vụ.
VHT kết hợp LBS với "trào lưu Groupon"
Với nhận định trào lưu
Groupon đang bùng nổ, ông Vũ Hoàng Tâm đã hướng ứng dụng điều hướng theo địa điểm đến với trào lưu này và cho ra sản phẩm với tên gọi là QBata. Với QBata, người dùng chỉ cần lựa chọn địa điểm ưng ý, nhấn vào để xem và cân nhắc mua, trả trước một khoản phí nhỏ (khoảng 5.000 đồng) qua SMS, sau đó đến trực tiếp nơi bán để sử dụng dịch vụ và thanh toán tiếp phần còn lại tại chỗ.
Naiscorp sẽ ra mắt Socbay iMediea 4U
Naiscorp sẽ ra mắt sản phẩm Socbay iMedia 4U. Đây là phiên bản mới của Socba iMedia (từ năm 2009). Socbay iMedia 4U là mạng xã hội kết nối bạn bè cho phép người dùng tương tác với nhau trên di động. Socbay iMedia 4U cung cấp cho người dùng hơn 15 dịch vụ như: âm nhạc, video, tin tức, hình ảnh, truyện, cẩm nang, xổ số, bóng đá… Sản phẩm được xây dựng trên nền tảng mở, cho phép người sử dụng hoặc các nhà cung cấp nội dung có thể kinh doanh nội dung của chính mình trên cộng đồng của Socbay iMedia. Điều này tạo ra một mạng xã hội với nội dung làm trung tâm trên mobile, phục vụ giải trí cũng như kinh doanh trên những nội dung người dùng có.
Ông Hồ Minh Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty Naiscorp cho biết, công ty sẽ tích hợp giải pháp về mobile marketing, cho phép các DN, người dùng có thể quảng bá sản phẩm, thương hiệu hay làm các nghiên cứu thị trường trên cộng đồng sử dụng Socbay iMedia.

VTC Mobile phát triển đa dạng dịch vụ
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc VTC Mobile cho biết, đầu tháng 1/2012, VTC Mobile đã ra mắt hai sản phẩm là Q-store và Q-Link. Q-store là “chợ nội dung số” trên thiết bị Q-Mobile. Q-store được cài sẵn, cho phép người dùng tải trực tiếp game, nhạc, video… qua kênh thanh toán của VTC. Q-store hướng đến trải nghiệm “Chợ nội dung số” cho người dùng dòng điện thoại có mức giá trung bình từ 1,8-3,5 triệu đồng…
Q-Link là công cụ “nhắn tin miễn phí” trong cộng đồng người dùng Q-Mobile, thực hiện theo cơ chế gửi tin nhắn từ địa chỉ IP của VTC thay vì gửi thông qua hệ thống của nhà mạng. Mô hình này giống với dịch vụ Skype.
Các mảng nội dung và dịch vụ truyền thống sẽ tiếp tục được VTC Mobile phát triển. Năm 2012, VTC Mobile dự kiến phát hành từ 3-5 game online mobile.

Theo Pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0