Báo cáo VNI Forecast thường niên của Cisco cũng dự đoán, video di động sẽ trở thành dịch vụ di động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, từ 271 triệu người sử dụng vào năm 2011 lên 1,6 tỷ người dùng trong năm 2016.
Tuy vậy, SMS vẫn là dịch vụ di động có mức phổ cập cao nhất, với 4,1 tỷ người sử dụng, tương đương với 90% người dùng di động nói chung.
Báo cáo này cũng dự đoán số lượng các thiết bị và kết nối trên phạm vi toàn cầu sẽ cán mốc 19 tỷ sau 4 năm nữa, tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2011.
Đồng thời, đến năm 2016, lưu lượng IP lưu thông hàng năm được dự đoán sẽ đạt 1,3 zettabytes – (một zettabyte bằng một nghìn tỷ gigabytes). Lưu lượng IP lưu thông toàn cầu riêng giữa hai năm 2015 và 2016 được ước tính đã tăng hơn 330 exabytes, gần tương đương với tổng lưu lượng IP lưu thông trên toàn cầu trong năm 2011 (369 exabytes). Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do sự phổ biến chóng vánh của máy tính bảng, điện thoại di động, và các thiết bị thông minh khác cũng như kết nối Máy-tới-Máy (M2M). Đến năm 2016, dự đoán rằng sẽ có gần 18,9 tỷ kết nối mạng – tương đương với mỗi người sẽ có 2,5 kết nối, - trong khi năm 2011 mới chỉ có 10,3 tỷ.
Ngoài ra, thế giới cũng có nhiều người dùng Internet hơn. Sau 4 năm nữa, sẽ có khoảng 3,4 tỷ người sử dụng Internet. Con số ấy tương đương với 45% dân số thế giới theo ước tính của Liên Hiệp Quốc.
Tốc độ trung bình của băng rộng cố định sẽ nhanh gấp 4 lần so với hiện nay, từ 9 Mb/giây lên 34 Mb/giây. Một nửa lưu lượng Internet của thế giới trong năm 2006 sẽ đến từ những kết nối Wi-Fi, và người dùng sẽ tải lên mạng 1,2 triệu phút video mỗi giây.
Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực dẫn đầu về lưu lượng IP với 40,5 exabytes mỗi tháng, bỏ xa Bắc Mỹ (27,5 tỷ exabytes). Ấn Độ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng lưu lượng IP cao nhất với 62%, trong khi Mỹ và Trung Quốc là hai nước tạo ra lưu lượng IP cao nhất (22 tỷ exabytes và 12 exabytes mỗi tháng).
Theo Vietnamnet.vn