Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/06/2012
Có thể dùng Google để ngăn chặn tội phạm?

Trong khi tội phạm thường tìm hiểu về các cách giết người trên mạng Internet, liệu có thể dùng dữ liệu về hoạt động tìm kiếm trực tuyến để giúp cảnh sát ngăn chặn những âm mưu này trước khi chúng xảy ra?

1a.png

Dữ liệu tìm kiếm web tiết lộ âm mưu và kế hoạch của tội phạm

Ngày 24/3, sau cái chết đáng ngờ của cô gái Juliana Mensch, 19 tuổi, cảnh sát Fort Lauderdale, Florida (Mỹ) đã cáo buộc Nicole Okrzesik, một nữ thanh niên 23 tuổi và bạn trai cô này đã giết chết Juliana Mensch bằng cách bóp cổ khi nạn nhân đang ngất trong căn hộ của họ.

Cuộc điều tra lộ ra rằng, khoảng 3h45p sáng ngày hôm đó, Nicole Okrzesik đã dùng điện thoại di động truy nhập Google và tìm kiếm với các cụm từ khóa “các cách giết người”, “làm cho người khác ngất”, “cách giết người khi ngủ”, “cách hạ độc người khác”.

Vấn đề đặt ra là nếu cảnh sát được thông báo ngay lập tức về các thao tác tìm kiếm đáng nghi ngờ kia, có lẽ họ đã có thể đột nhập căn hộ và cứu sống nạn nhân.

Dữ liệu tìm kiếm web chứa thông tin phản ánh suy nghĩ và dự định của những người dùng. Về lý thuyết, Google đã có thể đánh dấu nghi vấn các thao tác tìm kiếm của Okrzesik và gửi cho cảnh sát địa chỉ IP của cô ta. Sau khi nhận được cảnh báo, cảnh sát sẽ tới hiện trường và ngăn chặn vụ giết người.

Còn nhiều rào cản

Trong thực tế, còn rất nhiều trở ngại để có được một kịch bản diễn ra suôn sẻ như vậy. Hiện nay, cảnh sát chỉ nhận được hồ sơ điện tử sau khi tội ác xảy ra, và họ thu thập đủ chứng cứ để được cấp lệnh bắt giam. Nói cách khác, cảnh sát hiện đang sử dụng dữ liệu để làm chứng cứ bắt giữ và buộc tội, chứ chưa phải để ngăn chặn tội phạm.

Tại Mỹ, các nhân viên hành pháp đôi khi được quyền theo dõi thông tin liên lạc theo thời gian thực của những kẻ tình nghi. Tuy nhiên, luật về quyền riêng tư Liên Bang yêu cầu chỉ được phép nghe lén sau khi có giấy ủy quyền, mà giấy này chỉ đạt được sau khi cảnh sát có đủ chứng cớ để nghi ngờ một người phạm tội.

Chính vì thế, ngay cả khi giải pháp nói trên khả thi về mặt kỹ thuật, cảnh sát vẫn không thể đoán trước các hành vi phạm tội thông qua kiểm soát các phương tiện liên lạc như điện thoại, email, tin nhắn SMS và hoạt động duyệt web. Chuyên gia Orin Kerr về tội phạm ảo tại Đại học George Washington cho biết: cảnh sát không thể yêu cầu một công ty như Google chia sẻ dữ liệu với họ mà không có lý do. Nhưng không giống như hội thoại điện thoại, email và tin nhắn văn bản, các truy vấn tìm kiếm không được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tiết lộ một cách tự nguyện cho các nhà chức trách.

Ông Kerr giải thích như sau: Khi bạn nhấc điện thoại và gọi cho một người bạn, đó là cuộc gọi riêng tư giữa hai người, công ty điện thoại là bên thứ ba không có quyền nghe trộm. Tuy nhiên, khi bạn gõ một truy vấn vào thanh tìm kiếm của Google, là bạn đang liên lạc trực tiếp với Google, và Google là người tiếp nhận cuối cùng thông tin của bạn, vì thế họ có quyền pháp lý – ít nhất về lý thuyết – là được chia sẻ thông tin đó với bất cứ ai mà họ muốn, bao gồm cả cảnh sát.

Tuy nhiên trong thực tế, Google dường như sẽ không cung cấp thông tin trừ khi họ cảm thấy bắt buộc. Khi được hỏi về chính sách chia sẻ thông tin với giới luật pháp, phát ngôn viên Chris Gaither nói rằng Google tuân thủ theo các quy trình luật pháp hợp lệ, coi trọng quyền riêng tư của người dùng và sẽ cố gắng thông báo cho người dùng khi Google bị yêu cầu cung cấp dữ liệu của họ. Thực tế là, khi chưa có luật yêu cầu Google chia sẻ thông tin tìm kiếm với chính phủ, Google sẽ có động cơ để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng hơn là cung cấp thông tin cho cảnh sát.

Hơn nữa, ý tưởng là các công ty Internet chia sẻ thông tin có vẻ riêng tư của người dùng với các nhà lập pháp nghe có vẻ xa vời, vì mới đây Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật hợp pháp hóa và thúc đẩy hành vi đó. Đạo luật bảo vệ thông tin tình báo trên mạng CISPA khuyến khích tự do trao đổi thông tin về các “mối đe dọa ảo” giữa chính phủ và các công ty Web lớn. Theo luật đó, các hãng này sẽ miễn bị kiện tụng phát sinh từ việc chia sẻ các thông tin như vậy.

Một số công ty công nghệ như Microsoft và Facebook đã thông qua luật này. Tuy nhiên, sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệu từ các nhóm bảo mật, chính quyền Tổng thống Obama đe dọa phủ quyết, và đạo luật này không được giới thiệu tại Thượng viện.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0