Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/05/2012
ATTT sẽ tạo niềm tin cho Chính phủ điện tử

Theo ông Đào Đình Khả, đại diện Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT), việc đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) là điều kiện quan trọng để người dân tin tưởng vào Chính phủ điện tử (CPĐT) thay vì phải lo lắng về việc tin tặc lấy mất dữ liệu, đánh cắp tài khoản… của mình.

Chinhphudientu.jpg
Khi cơ quan quản lý hoàn thành xong Chính phủ điện tử thì việc đảm bảo ATTT sẽ ở mức độ tương đối thay vì nhiều lỗ hổng như hiện tại. Ảnh: Internet

Chưa chú trọng đến ATTT khi sử dụng email

Tại Hội thảo xây dựng chính sách đảm bảo ATTT trong việc phát triển CPĐT tại Việt Nam ngày 25/5, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, theo báo cáo đánh giá xếp hạng Trang/Cổng thông tin và mức độ ứng dụng CNTT năm 2011, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đã cung cấp gần 100.000 dịch vụ công trực tuyến (hơn 800 dịch vụ mức độ 3 và 8 dịch vụ mức độ 4). Những ứng dụng nội bộ phục vụ chỉ đạo, điều hành đã và đang được khai thác, mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và DN tốt hơn.

Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT), tỷ lệ cán bộ công chức thường xuyên sử dụng email khá cao (trên 80% với cấp Bộ, 60% cấp quận/ huyện). Hầu hết đơn vị cấp bộ và trên 60% cấp quận, huyện sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, trong đó nhiều đơn vị đã tiến hành họp qua mạng.

"Tuy nhiên, khi xây dựng quy chế sử dụng email  vẫn chưa chú trọng đến vấn đề ATTT; hệ thống quản lý văn bản chủ yếu phục vụ công tác văn thư, chỉ có 20% phục vụ điều hành”, ông Phúc cho biết thêm.

Bên cạnh đó, 21/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 63/63 tỉnh có website cung cấp nhiều thông tin về cơ quan Nhà nước, các dịch vụ công trực tuyến (hầu hết cơ quan đã cung cấp trực tuyến mức 1, 2). Ngoài ra, 43 tỉnh, TP, 7 Bộ đã cung cấp dịch vụ trực tuyến mức độ 3, 4 và bắt đầu ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa.

"Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử dụng máy tính khá cao (trên 90% tại các Bộ, trên 80% tại các tỉnh) nhưng vẫn khó thu hút đủ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ đáp ứng nhu cầu công việc, bản thân nhiều người chưa có thói quen ứng dụng CNTT trong công việc", ông Phúc nhấn mạnh.

Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà Nước tới năm 2015 nhắm đích 60% văn bản, tài liệu giữa các cơ quan trao đổi dưới dạng điện tử; 100% hồ sơ cán bộ, công chức được quản lý trên mạng. Ngoài ra, 100% cơ quan Nhà nước cấp quận, huyện có Cổng/Trang thông tin điện tử cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến; 100% hộ chiếu cấp cho công dân là hộ chiếu điện tử…

ATTT có ý nghĩa sống còn với CPĐT

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhận định, vấn đề ATTT đang đặt ra nhiều thách thức với CPĐT, số liệu thống kê 2011 cho thấy, chỉ có 35% cơ quan, tổ chức đã xây dựng và áp dụng chính sách ATTT. Các Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước còn tồn tại nhiều lỗ hổng, chưa áp dụng những giải pháp đảm bảo ATTT phù hợp. Những vụ việc mất ATTT, vấn nạn thư rác, tấn công xâm nhập gia tăng ở mức báo động về số lượng, đa dạng về hình thức và ngày càng tinh vi hơn.

Ông Đào Đình Khả, GĐ Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia (Cục Ứng dụng CNTT - Bộ TT&TT) cho rằng, mặc dù sự phụ thuộc vào không gian mạng sẽ làm tiếp xúc với các mối rủi ro khác nhau nhưng CPĐT buộc phải đặt trên môi trường online để đem lại hiệu quả cao nhất cho Chính phủ và người dân. Cụ thể, trong quá trình hoạt động của CPĐT và tương tác với người dân, nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu rất cao bởi những người không có thẩm quyền vì văn bản phải đi qua rất nhiều server khác nhau. Các hệ thống thông tin, website ngừng hoạt động vì bị tin tặc tấn công, chiếm quyền điều khiển tấn công hay dữ liệu bị thay đổi là những nguy cơ mất an toàn thông tin đối với CPĐT. "Vì thế, ATTT có ý nghĩa sống còn đối với CPĐT", ông Khả nhấn mạnh.

Bên cạnh một cơ sở hạ tầng tốt, việc chấp nhận của người dân, DN đối với CPĐT cũng là điều kiện quan trọng. Vì vậy, phải làm người dân tin vào công nghệ xây dựng CPĐT, trong đó có việc đảm bảo ATTT. "Cần một hạ tầng kỹ thuật và phi kỹ thuật để tạo sự tin cậy và điều này cần được cộng đồng sử dụng thấy rõ", ông Khả kết luận.

Khi được hỏi về việc bảo đảm ATTT cho CPĐT, ông Vũ Quốc Thành, Tổng thư ký Hiệp hội ATTT Việt Nam cho biết, để phát triển CPĐT ở mức độ cao, chúng ta có cả một Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Do ATTT là 1 trong 5 trụ cột để phát triển CNTT (hạ tầng, công nghiệp, ứng dụng, nguồn nhân lực, ATTT) nên chắc chắn khi xây dựng CPĐT, ATTT phải được xem xét  trên mọi khía cạnh. "ATTT cần được thực hiện song song với xây dựng CPĐT nên khi cơ quan quản lý hoàn thành xong CPĐT thì việc đảm bảo ATTT sẽ ở mức độ tương đối thay vì nhiều lỗ hổng như hiện tại", ông Thành nhấn mạnh.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0