Thứ ba, 23/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/08/2016
Cơ hội nào cho các doanh nghiệp nhỏ trong việc toàn cầu hóa

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT, do Việt Nam đã có vị thế nhất định nên để có thể toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải vượt qua nỗi sợ hãi cá nhân. Thay vì hướng đến thị trường Mỹ hay Châu Phi, các doanh nghiệp có thể nhắm đến các nước đang phát triển.

Đang có khu vực trống là các nước đang phát triển

Theo ông Trương Gia Bình, có rất nhiều cách để bắt đầu toàn cầu hóa. FPT đã bắt đầu làm dịch vụ từ những ngày đầu tiên và vẫn rất kiên trì bền bì cho đến giờ. “Hồi trước FPT mơ mộng sang thẳng Mỹ, còn Viettel thì sang Châu Phi nhưng gần đây chúng tôi thấy rằng có một khu vực trống là các nước đang phát triển”, ông Bình nhấn mạnh.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, ông Bình cho rằng, vấn đề là các doanh nghiệp này muốn gì và FPT sẵn sàng hỗ trợ. “ Tôi khuyến khích các doanh nghiệp, các ứng dụng ở Việt Nam nên ra nước ngoài. Như ANTS (công ty khởi nghiệp về mạng quảng cáo do FPT đầu tư –pv) đã bắt đầu phát triển ở thị trường thế giới, rất thành công và đã tự cân bằng thu chi”, ông Bình khẳng định.

Hiện cũng có rất nhiều công ty khởi nghiệp ở Việt Nam đang phát triển ở các thị trường Đông Nam Á như Appota, Nova... Như Appota, đơn vị này đã mở chi nhánh ở thị trường Singapore và Indonesia. Ông Đỗ Tuấn Anh, CEO Appota cho biết, Appota có nhà đầu tư ở Singapore nên quyết định mở văn phòng ở đây đầu tiên, coi đó là “cửa ngõ” vươn ra khu vực và thế giới. Indonesia là chi nhanh thứ 2 vì ở đây có nhiều điểm khá tương đồng với Việt Nam. Thị trường Indonesia rất tiềm năng, đầu năm 2016, Appota hiện có khoảng 4 triệu người dùng nhưng thực sự thì cũng chưa kiếm được tiền.

Cuối năm 2015, trong buổi học về Văn hóa Kinh doanh châu Á của FPT, GS Phan Văn Trường, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế, cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, cho biết, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nghĩ đến việc "mở rộng bờ cõi" sang các nước láng giềng vì họ cho đó là một bước khởi đầu hợp lý. Sự lựa chọn đầu tiên thường là Campuchia - một thị trường tương đối nhỏ, nơi cư ngụ của rất đông người Việt Nam - được xem như một cơ hội thử sức vừa tầm và thuận lợi. Tiếp đó là Malaysia - một nước giàu đang phát triển mạnh và rất cần lao động Việt sang "tiếp tay". Myanmar vừa mở cửa, cần nhập khẩu đủ thứ và cũng muốn mời Việt Nam sang để dò đo sức lực. Rồi Thái Lan, Trung Quốc… nhưng các nước này cho ít cơ hội hơn. Có nhiều doanh nghiệp năng động còn đi cả châu Phi và Nam Mỹ để đặt nền móng.

Ông Bình khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện toàn cầu hóa và nhắm đến các nước đang phát triển.

Những rào cản với doanh nghiệp khi toàn cầu hóa

Với vai trò của một doanh nghiệp nhỏ đang toàn cầu hóa, ông Tuấn Anh đã chia sẻ những bài học của mình, thứ nhất là bài học về văn hóa và thị trường. Ông Tuấn Anh nói: "mình là người Việt mà nhiều khi còn không nắm bắt nổi thị trường Việt Nam, huống chi là ở nước ngoài - nơi biến động quá nhanh và phức tạp. Vài năm ở nước bạn chưa là gì cả, chưa kể quy mô đầu tư của mình chỉ mới ở kiểu thăm dò, du kích. Mình làm chưa tới, cơm chưa chín mà cố thêm tí nữa có khi lại hết gas". CEO Appota nói tiếp: “Bài học nữa là nên làm thật nhanh và thất bại thật nhanh. Nếu thất bại thì rút luôn. Nếu thuận lợi, thời gian tới chúng tôi sẽ đầu tư thêm ở các nước khác trong khu vực và có thể mở rộng ra châu Phi, Mỹ Latinh. Thị trường ở đây vẫn còn nhiều cơ hội”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.

Ông Tuấn Anh cho rằng, dù các doanh nghiệp có thể mơ lớn, nhưng khi làm phải bắt đầu từ việc nhỏ. “Làm nhỏ không tốt, chẳng bao giờ làm lớn được. Cần thực tiễn, làm đi rồi hãy nói. Phải tạo ra sản phẩm, có người dùng, có doanh thu, hoạt động được rồi mới tính chuyện mở rộng hay go global”, ông Tuấn Anh nói.

Còn theo GS Phan Văn Trường, đi ra nước ngoài là một cuộc phiêu lưu với nhiều rủi ro. Thông thường, các công ty đi ra nước ngoài không cộng hết chi phí, thường rơi vào thế bị động, nằm trong tay của trung gian hoặc các nhóm lợi ích ở nước sở tại, không có hệ thống bảo vệ cố hữu... “Tóm lại, chúng ta chỉ nên đi ra nước ngoài khi có tối thiểu hai thứ vũ khí: Sản phẩm xuất sắc và hệ thống hỗ trợ đắc lực", Giáo sư Trường cho hay.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0