Thứ sáu, 19/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/11/2008
Nguồn nhân lực CNTT khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Bài toán chưa có lời giải

Thiếu cán bộ CNTT, nhưng cử người nào đi đào tạo thì “mất” người đó, trình độ của sinh viên mới ra trường quá kém… là tình trạng ở nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Cao chạy xa bay

Gia Lai một tỉnh lớn trên Tây nguyên thế nhưng cho đến nay mới chỉ có 7 đơn vị có website riêng. Các website chủ yếu cung cấp thông tin một chiều. Tình hình ứng dụng CNTT trong DN còn kém hơn. Có khoảng 15% DN đã thiết lập mạng LAN, một số DN có website riêng nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, và cũng chưa thực hiện giao dịch thương mại điện tử. Ông Ngô Hữu Công - Phó GĐ Sở TT&TT Gia Lai, cho biết: Trước tình hình đó Sở TT&TT đã tức tốc cho 3 cán bộ đi học nâng cao trình độ CNTT để có lực lượng cán bộ nguồn đáp ứng cả trình độ quản lý, lẫn trình độ chuyên môn, phục vụ cho chiến lược phát triển tổng thể ứng dụng CNTT tại địa phương. Thế nhưng, 3 cán bộ ấy sau khi đào tạo đã “cao chạy xa bay”, cho đến giờ Sở TT&TT Gia Lai vẫn đang loay hoay tìm cán bộ nguồn cho lĩnh vực CNTT.

Tình trạng này không chỉ xảy ra cá biệt tại Gia Lai mà hầu hết các Sở TT&TT đều xảy ra tình trạng cán bộ có trình độ cao về CNTT bỏ Sở đi làm cho các DN. Ông Trần Phương Nam, GĐ Sở TT&TT Quảng Trị, cho biết Sở TT&TT cũng có 2 cán bộ khi đã được học nâng cao trình độ CNTT đã bỏ việc tại Sở. Sở TT&TT tỉnh Bình Định cũng mất 3 cán bộ. Mặc dù các Sở cũng có những ràng buộc về kinh tế, thời gian phục vụ, nhưng họ sẵn sàng “đền bù thiệt hại” để ra đi. Ngay cán bộ phục vụ cho tiểu dự án “Phát triển CNTT và TT tại Việt Nam” ở Đà Nẵng có tổng kinh phí đầu tư lên tới 19 triệu USD - lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên, nhưng cũng mới chỉ có 4 cán bộ phục vụ tiểu dự án, mà phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm.

Tình trạng thiếu nhân lực CNTT tại các DN còn trầm trọng hơn. Ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, cho biết: Năm 2008 là năm khởi sắc CNTT ở Đà Nẵng, tuy nhiên càng khởi sắc bao nhiêu thì nguồn nhân lực CNTT càng thiếu bấy nhiêu, nhất là đối với các DN. Khu công viên CNTT Đà Nẵng mới khánh thành đã có tới 7 DN đến thuê mặt bằng, trong đó có 2 DN công nghệ phần mềm tuyển số lượng nhân viên tới hàng trăm người. Tuy không cho biết tên DN, nhưng ông Sơn cho biết một DN tuyển 100 nhân lực CNTT thì chỉ được 40 người, còn lại một DN vẫn đang loay hoay tìm người?

Đâu là giải pháp?

Theo lãnh đạo các Sở TT&TT, những cán bộ đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước nên đào tạo nâng cao trình độ CNTT ngắn hạn và thường xuyên, có như vậy mới hạn chế được tình trạng “rũ áo ra đi”. Đơn cử, những chương trình hợp tác đào tạo nâng cao trình độ CNTT ngắn hạn giữa các sở với trường Cao đẳng Việt Hàn từ đầu năm 2008 đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo ông Phạm Kim Sơn, vấn đề đào tạo kỹ năng giao tiếp cho cán bộ CNTT, sinh viên CNTT là hết sức quan trọng. Thực tế, đã có nhiều DN và các tổ chức quốc tế khi phỏng vấn tuyển dụng họ kêu ca rất nhiều về khả năng giáo tiếp của những người tham gia tuyển dụng. Nhiều người tham gia tuyển dụng có ngoại ngữ rất tốt, nhưng khi bảo họ thuyết trình một ý tưởng của họ thì họ không biết cách nào để nói cho thuyết phục. Một vấn đề nữa là, khả năng làm việc nhóm cũng cần phải quan tâm. Tình trạng nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành ở các trường cao đẳng, đại học ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên vẫn chưa thực sự khắc phục. Từ đó khiến khả năng làm việc nhóm rất hạn chế. Việc hợp tác với các trường uy tín quốc tế là rất tốt, nhưng cần phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tế. Giáo án của họ phù hợp với các nước tiên tiến, CNTT mà áp dụng cứng nhắc để đào tạo cho mình coi chừng sẽ xa rời thực tế, nó sẽ tác dụng ngược lại.

Lãnh đạo các Sở TT&TT cũng cho rằng các trường đào tạo CNTT cũng cần chủ động tìm đến các đơn vị, các DN để tìm giải pháp hợp tác đào tạo cho phù hợp với từng đơn vị, từng DN. Việc chủ động ký kết hợp tác đào tạo trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt Hàn là một ví dụ thiết thực.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0