Thứ ba, 16/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/04/2008
Nhân sự CNTT tại cơ quan nhà nước

Cụm bài đề cập về sự chuyển dịch nhân sự CNTT từ cơ quan nhà nước (CQNN) ra bên ngoài, sự thiếu hụt nhân lực CNTT ngay tại các CQ quản lý nhà nước chuyên ngành CNTT và kiến nghị hướng giải quyết. 

CÓ CIO LÀ TỐT NHẤT!

Ông Lê Mạnh Hà, giám đốc sở BCVT TP.HCM nói về công việc, vị trí, vai trò của nhân sự CNTT tại các CQNN và các tổ chức; đòi hỏi về chuyên môn và tương lai của họ...

Bất cập về nhân sự

Về vấn đề nhân sự CNTT tại các cơ quan nhà nước (CQNN) và các tổ chức, ông Hà cho biết còn nhiều bất cập. “Chẳng hạn như bài học về nhân sự của đề án 112. Người chủ trì triển khai đề án thiếu kiến thức về CNTT. Nhiều người tham gia vào đề án chỉ biết về CNTT mà không am hiểu và không có kinh nghiệm về quản lý nhà nước (QLNN). Hiện vẫn tồn tại tình trạng này trong CQ QLNN về CNTT từ Trung Ương đến địa phương, báo trước những bất ổn. Nhiều người xây dựng chương trình, đề án rất lớn nhưng lại chưa làm thực tế bao giờ, chưa triển khai một dự án nào dù là nhỏ nhất và chưa bao giờ làm quản lý ở một đơn vị hành chính. Hơn nữa, đang có hiện tượng: thợ mới học nghề chỉ huy các bác thợ cả”.

“Nhiều người còn cho rằng, CQ chuyên trách CNTT là làm công tác chuyên môn và công chức của cơ quan này phải có chuyên ngành CNTT. Thực ra, đây là CQ QLNN của một ngành kinh tế - kỹ thuật nên gồm cả người chuyên ngành về kinh tế, pháp luật, các ngành khác và đòi hỏi phải có kỹ năng, năng lực QLNN. Sở BCVT TP.HCM có phòng Kế Hoạch - Tổng Hợp, nhân sự đa phần không học ngành CNTT nhưng hiệu quả công việc rất cao. Số nhân sự chuyên về CNTT ở sở BCVT TP.HCM chỉ dưới 50%. Nếu chỉ sử dụng chuyên môn (CNTT) thuần tuý thì nhân sự nên làm việc ở các trường, viện”.

Ông Hà giải thích: “Sở BCVT TP.HCM vẫn đặt yêu cầu là có kiến thức CNTT với các nhân sự, nhưng hướng phát triển là phải làm được công tác quản lý. Đòi hỏi trình độ chuyên môn và quản lý ở sở song hành nhưng chức năng quản lý quan trọng hơn. Với sở BCVT, cơ hội nghề nghiệp mở rộng cho mọi đối tượng ngành nghề. Thực tế là có nhiều chuyên viên ở đây tốt nghiệp ngành khác nhưng sau khi nắm được CNTT, họ đã phát triển rất tốt. Nhiều chuyên viên CNTT qua thực tế công việc đã hiểu rõ hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, làm tốt công tác tham mưu”.

Bất cập về tổ chức

“Hiện, chỉ có các CQ chuyên trách về CNTT ở cấp bộ và cấp tỉnh. Cấp bộ có trung tâm CNTT hoặc cục CNTT, cấp tỉnh có sở BCVT. Cấp huyện và cấp sở (ngoài sở BCVT) hoàn toàn không có CQ chuyên trách và không có chức danh chuyên viên CNTT. Do vậy, nhiều nơi có người đảm trách phần CNTT nhưng phải ăn lương của chuyên viên văn phòng như văn thư, đánh máy. Nhiều người vẫn coi họ không khác gì thợ điện, thợ nước: hỏng đâu sửa đó”, ông Hà bức xúc.

Ông cho biết, có một bất cập mới từ nghị định 14/2008/NĐ-CP: Quy định tổ chức các CQ chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh); “đưa” hết việc quản lý BCVT, Internet, CNTT, báo chí, xuất bản trên địa bàn về phòng Văn Hoá – Thông Tin (VHTT). Thực sự đây là khó khăn với phòng VHTT vì họ không chuyên về các ngành kỹ thuật, chưa bao giờ quản lý hạ tầng. Nếu các phòng VHTT giữ nguyên biên chế thì họ phải cử người đi học CNTT-Viễn Thông (VT) và quản lý CNTT-VT. Người có giỏi mấy cũng khó hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài việc phải tham mưu phát triển công nghiệp CNTT, dịch vụ VT – Internet, họ còn phải xử lý những vấn đề liên quan đến quản lý hạ tầng đô thị như: người dân kiện nhà khai thác VT di động về việc xây dựng trạm BTS, sự cố đứt cáp VT do vô tình hay cố ý, những vấn đề khác thuộc quản lý trật tự đô thị như hoạt động sai quy định của các quán cà phê Internet... Nếu như khi xây dựng nghị định, các bộ chịu khó lấy ý kiến của địa phương thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

TP.HCM đã triển khai hệ thống CNTT ở hầu hết các quận, huyện, sở, ngành, do vậy khối lượng công việc để đảm bảo cho hệ thống hoạt động là rất lớn nên rất cần có chuyên trách về CNTT. “Chúng ta trang bị một hệ thống rất lớn mà không có người vận hành thì cũng giống như mua xe ô tô mà không có người lái”, ông Hà mô tả. “Các đơn vị đều có những chức danh kế toán trưởng, kế toán viên..., nhưng chưa có chức danh phụ trách CNTT. Chức danh này có thể là chuyên trách, trưởng bộ phận, trưởng phòng hay giám đốc (giám đốc CNTT - CIO). Đối với DN, cần có CIO ở vị trí tương đương như giám đốc tài chính (CFO) là tốt nhất vì đây là vị trí thuộc thành phần lãnh đạo của công ty. Trưởng phòng cũng tốt nhưng từ chức này trở xuống, nhân sự chỉ thừa hành, không được tham gia các cuộc họp lãnh đạo, trong khi vạch chiến lược phát triển, lên kế hoạch đầu tư CNTT... là công việc của tầm lãnh đạo!”.

 

 

 

 

Để cán bộ CNTT không “từ quan”...
“Đà Nẵng là một thành phố năng động và đi đầu về chính sách thu hút nhân tài. Với hàng loạt chương trình, dự án về CNTT-TT từ nay đến 2010 (chương trình phát triển công nghiệp PM, chương trình phát triển hạ tầng CNTT, chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN, dự án xây dựng khu công viên PM...), Đà Nẵng cần khoảng 70 cán bộ, chuyên viên về CNTT với năng lực chuyên môn vững và ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Thế nhưng, thời gian qua, sở BCVT Đà Nẵng cũng không tránh khỏi thực trạng “chảy máu chất xám” cán bộ CNTT từ các CQNN. Mặc dù Sở đã cố gắng tuyển thêm nhân lực nhưng với tình trạng lương bổng công chức như hiện nay, việc tuyển được người đáp ứng yêu cầu vô cùng khó khăn, chưa nói đến việc giữ người. Ví dụ, trong cả năm 2006, Sở tuyển được 1 sinh viên giỏi mới ra trường theo chính sách thu hút nhân lực của UBND TP.Đà Nẵng. Sau gần 1 năm, nhân viên này xin nghỉ mà nguyên nhân chính là lương bổng quá thấp, không đủ nuôi sống bản thân.
Việc thiếu nhân lực có chất lượng trong các CQNN là một vấn đề lớn. Phải có giải pháp đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương, giữa các cấp ngành trong toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước... mới có thể giải quyết vấn đề này một cách căn cơ. Cụ thể, mức lương phải phù hợp (phù hợp chứ khó đạt mức thỏa đáng, ít nhất phải đủ nuôi sống bản thân và 2 người phụ thuộc về kinh tế trong gia đình). Thứ đến, phải xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, dân chủ, công bằng, minh bạch, tin cậy và thân thiện trong CQ, tạo được động lực làm việc cho người lao động nói chung. Hơn thế, người đứng đầu CQ cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc cải thiện đời sống cho nhân viên”
Phạm Kim Sơn, giám đốc sở BCVT (từ 1/4/2008 là sở TTTT) Đà Nẵng.

 

Chỉ cầu CNTT được nhắc đến...

CNTT thực sự quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, trong các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam với các nước, CNTT đều được nhắc đến, được quan tâm. Nếu như CNTT cũng được nhắc đến trong các cuộc họp của Chính Phủ, của UBND dù chỉ 1 lần trong 1 quý cũng sẽ tốt hơn rất nhiều cho phát triển ngành.

Về phần mình, những người làm CNTT phải thuyết phục được và làm cho mọi người biết đến và cần nghề của mình. Chúng tôi đẩy mạnh các ứng dụng CNTT tại CQNN trên địa bàn TP.HCM, bắt đầu từ quận, huyện, nơi giải quyết công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân - nơi nhiều thông tin nhất và do vậy cần đến CNTT nhất. Bước đầu, chúng tôi đã thành công. Qua thành công của những triển khai ứng dụng mới, chúng ta có thể chứng minh được sự cần thiết của CNTT, đặc biệt là sau thất bại của đề án 112.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0