Thứ năm, 25/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/08/2007
Nhân sự làm game: Bắt đầu phát triển mạnh

Game luôn thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Việc xuất hiện hàng loạt game tại Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây cho thấy, đây là lĩnh vực kinh doanh mới khá hấp dẫn. Các DN game Việt Nam đang có những kế hoạch khả thi cho việc làm game "made in Vietnam".

Mảnh đất nhiều tiềm năng

Game và nội dung thông tin số là một ngành công nghiệp rất tiềm năng tại VN cũng như trên thế giới. Và tôi cho rằng ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến chỉ thực sự phát triển hoàn chỉnh và mạnh mẽ tại Việt Nam khi chúng ta có game "made in Vietnam", ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT VinaGame nhận định.

Để sản xuất ra một game online, DN phải có rất nhiều nhân lực và tất nhiên đó phải là những người lành nghề trong lĩnh vực này. Bắt đầu bằng việc xây dựng ý tưởng rồi đến viết phần mềm, đồ họa, thiết kế, dịch thuật, quản lý web...

"VinaGame có kế hoạch rất cụ thể để sản xuất game của riêng mình với 2 game studio đã được thiết lập tại TPHCM và Hà Nội, đồng thời cũng phối hợp với các game studio ở các quốc gia có công nghệ làm game tiên tiến, nhiều kinh nghiệm để xây dựng một đội ngũ nhân lực trong nước, kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo phát triển thêm về công nghệ với các đối tác nước ngoài", ông Minh cho biết thêm.

Bắt đầu mở lối

Hiện tại, việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho ngành game đang được nhiều Cty triển khai ráo riết vì nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này trong tương lai gần là rất lớn.

Khoảng 1 năm trở lại đây, các đơn vị đào tạo chính quy đã nghiên cứu rất kỹ nhu cầu thị trường game, nội dung số, đồng thời lên những chương trình giảng dạy quy mô và chất lượng chuyên môn cao - hệ thống học trình bài bản - để đào tạo ra đội ngũ các chuyên gia làm game chuyên nghiệp nhất cho thị trường trong nước.

Khởi đầu là việc VinaGame bắt tay với các đơn vị đào tạo gồm các trường đại học chính quy có chuyên ngành CNTT, các học viện CNTT để đưa ra các yêu cầu đòi hỏi cụ thể của nghề làm game. Căn cứ phần lớn vào những nhu cầu do VinaGame tổng hợp, các đơn vị đào tạo đã xây dựng những học trình từ 18 - 24 tháng cho các học viên. "Trong năm 2008, VinaGame sẽ đón đợt học viên đầu tiên tốt nghiệp các khóa đào tạo này vào làm việc thử nghiệm" - bà Vũ Anh, Giám đốc nhân sự VinaGame khẳng định.

Các Cty kinh doanh khác như Asiasoft (TPHCM), FPT, VDC hay VTC (Hà Nội)... cũng thường xuyên đăng tuyển tìm nguồn nhân lực liên quan đến lĩnh vực game online và đó là những việc làm cụ thể như quản lý web, thiết kế và lập trình game...

 

Bà Vũ Anh, Giám đốc nhân sự VinaGame cho biết, hiện Cty đang có trên 700 nhân viên chính thức và vài chục cộng tác viên. Số nhân viên cần tuyển dụng thêm lên tới hàng trăm người.

Tại Hàn Quốc hiện nay, ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến đem lại 2 tỉ USD doanh thu mỗi năm, xuất khẩu đạt 10 tỉ USD và thu hút số lượng lao động 50.000 người.

 

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0