Thứ tư, 24/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/11/2010
Thương hiệu Việt: Chấp nhận làm "điếu đóm" để trưởng thành?
    Điện thoại Việt Nam đa số gia côngở Trung Quốc vì giá rẻ (ảnh: Phạm Huyền)

- Trung Quốc là một thị trường rất đa dạng, chất lượng cao hay thấp lại tùy thuộc nhu cầu đặt hàng. Phải chăng vì thế, khi các doanh nghiệp đề cao giá rẻ, nên nếu có ruột Trung Quốc, sản phẩm thường không chiếm được lòng tin của người tiêu dùng?

Mấu chốt là doanh nghiệp phải nhận thức được rằng, dù đi nhập, gia công ở Trung Quốc nhưng anh phải có bản thiết kế tốt và anh làm chủ công nghệ.

Tôi sang Trung Quốc thuê anh làm chứ không phải anh làm ra cái gì tôi cũng dùng cái ấy.

Thị trường hiện nay, ngay như mặt hàng điện thoại di động Việt vì sao na ná nhau cả về kiểu dáng, là bởi chúng ta dùng mẫu có sẵn, đồ có sẵn, bao giờ cũng rẻ hơn khi làm riêng. Một cái khuôn mẫu làm riêng, đã là 100.000 USD, thậm chí là 1 triệu USD.

Mà cái gì ta thấy vừa mắt, thì người khác cũng thấy nó cũng vừa mắt. Ở ta, hay có kiểu bắt chước nhau, cái nào trên thị trường ăn khách thì bắt chước nhau.

Làm thương hiệu Việt: không thể ăn xổi ở thì

- Tuy nhiên, thưa ông, nếu chúng ta chẳng tự mình làm được gì, chỉ có cái nhãn mác thì liệu, những thương hiệu Việt Nam như thế sẽ bứt phá được hay không?

Một bài học điển hình là hãng Dell rất nổi tiếng của Mỹ. Hãng này không có nhà máy, thậm chí còn không có cả kho. Khi cần, họ đặt thiết kế, gia công và đóng nhãn sản phẩm để bán. Ổ cứng của Thái Lan, CPU của Intel, mạch của Đài Loan, vỏ của Hồng Kong, lắp ở Thẩm Quyến - Trung Quốc nhưng ai dám cãi là đó không phải máy tính của Dell - thương hiệu Mỹ? 

Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử Việt Nam (ảnh: Phạm Huyền)

Tôi nhiều lần nói với CMS, FPT Elead rồi. Giờ các ông chỉ cần thiết kế một máy tính nào mà tung ra, thị trường chấp nhận, giá rẻ, chất lượng tốt mà đánh được mấy ông Dell, Acer, HP thì đó là máy tính của các ông, có ai nói gì đâu.

 

Vì Acer cũng mua con CPU của Intel, Dell cũng mua CPU của Intel, HP cũng thế và các ông cũng đi mua như thế. Thậm chí, có thể mua ngay tại Sài Gòn chi tiết đó của Intel, tại sao, các ông lại không làm được?

Ví dụ như điện thoại Q - mobile làm thế nào mà “đánh” được Nokia, mà không cần Nokia, mấy thương hiệu khác cũng được. Và ông phải xuất khẩu được bằng thương hiệu của ông chứ không phải ăn quẩn cối xay ở đây. Được thế, tôi cho là ông ấy giỏi mà không cần ông làm linh kiện gì ở đây cả.

Giờ là kinh tế tri thức, hãng nào thiết kế giỏi, giỏi chọn linh kiện trên thế giới, làm được sản phẩm ăn khách thì hãng ấy thắng.

- Ông lý giải vì sao, những thương hiệu Việt cũng đi thuê gia công ở Trung Quốc như các thương hiệu lớn của nước ngoài, nhưng rồi, vẫn không bùng lên được và thậm chí biến mất?

Đó là tư duy quản lý của doanh nghiệp. Ông doanh nghiệp Việt Nam có thể có đường đi thì phù hợp, nhưng thâm tâm ông vẫn mê bán cho nhanh. Còn nếu anh làm sản phẩm chất lượng một cái thì tự nhiên sẽ khác ngay.

Thử nghĩ xem, chiếc điện thoại di động 1202 của Nokia, giá chỉ có 400.000 đồng và không một thương hiệu nào “đánh” bật được nó trong phân khúc điện thoại rẻ tiền này. Vì nó bền, rất nồi đồng cối đá.

Thế thì ông doanh nghiệp Việt Nam, ông đừng làm 3G làm gì, cứ làm loại 300.000-400.000 đồng đi, nhưng nồi đồng cối đá. Nhưng ông cứ làm kiểu điện thoại mà 1 tháng, là phải bỏ vì lỗi phần mềm, vì pin mau hết thì không trụ được.

Hiện nay, hàng điện tử chiếm 50% số mặt hàng bị người tiêu dùng kiện cáo. Cứ 100 mặt hàng bị kiện cáo thì 50 là hàng điện tử.

Muốn một thương hiệu thành danh thì phải có thời gian, nhưng xem ra, thời gian của các thương hiệu Việt Nam, theo tôi là chưa đủ để đi vào lòng người tiêu dùng. Thứ hai là bản thân chất lượng của ông chưa được tốt như của nước ngoài.

Thương hiệu xây dựng ra thì phải phát triển bảo vệ giữ uy tín chứ không thể có thương hiệu mà vẫn còn ăn xổi ở thì, làm chộp giật được.

- Vậy theo ông, chúng ta cần nhìn nhận thế nào về xu hướng hình thành một nền công nghiệp nhưng sản xuất lại phụ thuộc hết ở bên ngoài?

Tôi cho rằng, ta phải thay đổi quan điểm và cách làm về vấn đề này. Nếu theo cách làm như chiến lược phát triển công nghiệp điện tử của Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây, hay chiến lược công nghiệp phụ trợ bên Bộ Công Thương thì không ai làm được.

Chiến lược ấy phảng phất của tư duy cũ. Cái kiểu làm từ A-Z một sản phẩm điện tử thì người ta đã bỏ từ cách đây 20 năm rồi.

Không một nước nào làm máy tính từ A đến Z (ảnh: Phạm Huyền)

Hiện thế giới đã hình thành chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu rồi. Ví dụ như việc làm một chiếc máy tính, không một nước nào làm từ A-Z. Có thể thấy, ổ cứng làm nhiều nhất chính là Thái Lan, trước đây là Singapore. Những vi mạch, con chip làm nhiều ở Việt Nam, Malaysia, Philippines.

Anh phải nằm trong chuỗi giá trị ấy, làm một khâu thôi. Giờ anh đòi làm cả chuỗi ấy thì không ai làm nổi cả, ngay cả nước đại công nghiệp điện tử Nhật Bản cũng chịu.

Hãng lớn như Sony, Panasonic chỉ còn tập trung vào nghiên cứu, thiết kế, hoặc nếu họ làm công nghiệp phụ trợ, làm sản phẩm hoàn thiện thì phải rất độc đáo. Ví dụ, họ làm camera trong điện thoại di động lên tới 10mega pixel, hay có những linh kiện rất mới, giá trị rất cao.

Còn việc lắp ráp, sản xuất, họ đi thuê nước ngoài có giá rẻ như ta chứ bản thân họ tự không làm.

Bỏ lỡ nhiều cơ hội cho "made in Vietnam"

- Như vậy, theo ông, chúng ta không nhất thiết phải làm những sản phẩm thuần Việt?

Nếu để có những sản phẩm "made in Vietnam" hoàn toàn, chúng ta đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để tự làm được cái gốc thưong hiệu Việt cho mình rồi. Có những  “việc phải làm” được đề cập trong chính sách, chiến lược nội địa hóa và công nghiệp phụ trợ thì ta đã bỏ lỡ từ 10-20 năm trước đây rồi.

Ví dụ như thị trường dịch vụ viễn thông, khi ào vào đây, chúng ta lại không sản xuất điện thoại. Lúc bấy giờ, cái điện thoại để bàn ta toàn đi mua bên ngoài. Mà cái điện thoại bàn ấy có khó làm không? Tôi xin nói là không hề khó.

Khi bưu điện bắt đầu phát triển ồ ạt điện thoại thì ngành công nghiệp điện tử không làm điện thoại. Khi điện thoại di động ào vào, ta cũng không nắm bắt được cái nhu cầu đó, dù chỉ  để làm lắp rắp thôi.

Trong khi điện thoại di động, máy tính ào ào vào Việt Nam thì mình cứ quay đi quay lại với tivi, đầu đĩa. Đó là cái sai của ngành điện tử. Nhưng mình có cái kẹt là chính sách không có.

- Vậy, đâu sẽ là cái gốc cho một thương hiệu Việt Nam trong một xu hướng kinh tế toàn cầu hóa này, thưa ông?

Giờ, theo tôi, có 3 hướng để phát triển và làm nên cái gốc cho thương hiệu Việt Nam.

Thứ nhất là đầu tư thiết kế. Đừng nói là ta không có khả năng. Chúng ta vẫn có những nhân tố giỏi.

Vừa rồi, 2 kỹ sư của chúng ta đi thi thiết kế mạch IC chuyên dụng ở Nhật Bản, vượt lên trên 43 nước, đạt giải nhất. Nếu mình có chính sách thì những sản phẩm đoạt giải đó sẽ cho ra tiền bạc, sẽ không chỉ có 15.000 USD giá trị giải thưởng mà sẽ hàng trăm nghìn USD, là triệu USD.

Nghĩa là người Việt Nam làm được.

Thứ hai, chúng ta vẫn phải làm công nghiệp phụ trợ, nhưng không phải cái gì cũng làm, mà chỉ chọn một vài cái mà ta làm được và trước mắt cung cấp cho các doanh nghiệp FDI đã.

Hướng thứ ba là anh phải tham gia vào chuỗi toàn cầu. Chúng ta cứ nói Việt Nam láp ráp, nhưng kỳ thực đến cả cái việc lắp ráp của ta cũng rất manh mún. Doanh nghiệp chỉ nhập có có dây chuyền con con, sản xuất độ 100.000 sản phẩm/năm thôi như Hanel, VTB thì chưa đủ mạnh.

Vấn đề là anh phải câu được hợp đồng lớn. Và phải chấp nhận làm điếu đóm cho nước lớn thì mới trưởng thành lên được.

Theo vnr500.vn

Chúng ta đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để xây dựng được cái gốc cho thương hiệu Việt Nam theo nghĩa thuần Việt rồi, ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử Việt Nam, chia sẻ.

 

Vỏ ta, ruột Tàu là tình trạng một số DN điện thoại, viễn thông... ở Việt Nam đang thuê các hãng Trung Quốc làm rồi về gắn thương hiệu Việt? Tại sao phải làm vậy? Liệu chúng ta làm thế có thực sự tạo nên các sản phẩm Việt mang thương hiệu toàn cầu?

PV. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử Việt Nam, xung quanh chủ đề này.

Ào ào đi gia công ở Trung Quốc là vì… rẻ

- Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam thuê gia công ở Trung Quốc thường theo tiêu chí kỹ thuật như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Quang Hùng: Thông thường, những chi tiết bình thường thì doanh nghiệp nhập của Trung Quốc, còn những linh kiện, chi tiết đòi hỏi chất lượng cao cấp hơn  thì nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đối với thị trường Trung Quốc, thực chất, các doanh nghiệp không hề có tiêu chí gì lớn mà vấn đề là gia công ở Trung Quốc thì giá rẻ. Tất nhiên, chất lượng phải chấp nhận được.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, thời đại toàn cầu hóa nên xuất xứ ở đâu không quan trọng mà quan trọng là chất lượng và giá cả.

Ví dụ như sản phẩm Ipod, Ipad của Apple cũng là đặt gia công ở Thẩm Quyến, Trung Quốc cả.  Trung Quốc là công xưởng của cả thế giới. Trước, Samsung cũng làm ở Trung Quốc, nay có có sức ép thì họ “chạy” sang Việt Nam.

Điều quan trọng là, doanh nghiệp Việt Nam giờ phải “tỉnh” hơn trước, biết chọn cái gì, nhập ở đâu. Giống như là bạn là người nội trợ, bạn khéo thì ra chợ nào cũng có thể chọn được rau tươi, thịt ngon.

       
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0