Thứ sáu, 19/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/05/2014
Thị trường OTT tại Việt Nam giờ chỉ là câu chuyện giữa Zalo và Viber

Tờ báo kinh tế hàng đầu nước Mỹ dẫn lời ông Tom Mowat, Giám đốc nghiên cứu hãng tư vấn Analysys Mason, rằng thị trường ứng dụng nghe gọi, nhắn tin miễn phí (OTT) tại Việt Nam giờ chỉ là câu chuyện giữa Zalo và Viber.

Tháng 3/2014, Zalo vượt mốc 10 triệu người dùng, chiếm 11% dân số Việt Nam và 50% số người sử dụng smartphone...

Bản đồ Zalo trên toàn thế giới

Wall Street Journal (WSJ) nhận định, trong khi Viber được biết đến với thế mạnh gọi điện miễn phí, Zalo cung cấp cho người dùng dịch vụ đa dạng từ tin nhắn văn bản truyền thống đến tin nhắn thoại, hình động và mạng xã hội trên mobile. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kết nối với nhau thông qua tính năng “Tìm quanh đây” có trong ứng dụng. 

Theo WSJ, khác với LINE, Wechat, Kakao Talk đều chạy đua thu hút người dùng ở Đông Nam Á, chiến lược của Zalo là tập trung vào thị trường Việt Nam. 

Tháng 3/2014, Zalo vượt mốc 10 triệu người dùng, chiếm 11% dân số Việt Nam và 50% số người sử dụng smartphone. Hiện nay, ứng dụng có khoảng 12 triệu người dùng với khoảng 150 triệu tin nhắn được chuyển đi mỗi ngày. 

Zalo ngày càng phát triển mạnh về lượng người dùng

 Ngoài Việt Nam, Zalo còn xuất hiện ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có cộng đồng người Việt sinh sống như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… và cả những vùng đất xa xôi như Angola ở tận châu Phi hay khu vực Trung Đông.

Ông Vương Quang Khải, lãnh đạo dự án, khẳng định trong thời gian tới, Zalo vẫn chỉ tập trung vào việc đầu tư nâng chất lượng sản phẩm, để mở rộng tập khách hàng. 

Đáng chú ý, về nguồn thu tương lai, ông Khải kỳ vọng sẽ đến từ thương mại trên mobile. “Lợi thế của OTT chia sẻ địa điểm và trao đổi trực tiếp sẽ giúp giảm thiểu thời gian giao nhận, chi phí vận chuyển, chi phí liên lạc. Người mua sản phẩm có thể tra cứu rất nhanh địa điểm có món hàng ở gần vị trí của họ và chat trực tiếp với người bán hàng”. 

Tuy nhiên, để cụ thể hóa và thành công với mô hình này, ông Khải nhấn mạnh tất cả mới là khởi đầu, kể cả với những ứng dụng OTT khác trên nhiều thị trường Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Làn sóng OTT đang tạo ra cuộc cách mạng mới cho ngành viễn thông. Đồng thời, thiết lập những kỷ lục mới trong các vụ mua bán sáp nhập trên thế giới, như Facebook trả 19 tỷ USD để sở hữu Whatsapp, Rakuten mua Viber với giá 900 triệu USD. 

Tầm ảnh hưởng toàn cầu của OTT cũng là lí do mà gần đây Line (Nhật Bản) và VNG (đơn vị chủ quản của Zalo) được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) vinh danh là những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu (Global Growth Companies).

*Tiêu đề bài viết đã được ICTnews đặt lại

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0