Thứ bảy, 20/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 17/04/2015
GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ THÔNG MINH

Các thành phố thông minh là những thành phố hướng tới xã hội và kinh tế; là các thành phố mà ở đó Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) được ứng dụng vào mọi hoạt động đem lại hiệu quả cao trong quản lý hành chính, trong phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, xã hội và cộng đồng.

Các thành phố thông minh giám sát hạ tầng trọng yếu trong đó có cầu, đường, đường hầm, đường sắt, xe điện ngầm, sân bay, cảng biển, thông tin liên lạc, nước, điện, thậm chí là các tòa nhà lớn, để tối ưu các nguồn lực và an ninh. Các thành phố này đã và đang cung cấp tối đa các dịch vụ cho công dân, mang tới một môi trường bền vững thúc đẩy hạnh phúc và no ấm. Các dịch vụ này dựa trên hạ tầng CNTT-TT.

Mối quan hệ của một thành phố thông minh với các công dân của thành phố là những gì để phân biệt với một thành phố truyền thống. Khác với việc cung cấp dịch vụ công của các thành phố truyền thống, các thành phố thông minh ứng dụng mạnh mẽ CNTT-TT để cung cấp dịch vụ cho công dân của mình. Do vậy, một thành phố thông minh trên hết là một thành phố hướng tới con người, phụ thuộc vào một hạ tầng CNTT-TT và sự phát triển đô thị liên tục, luôn luôn tính đến sự bền vững môi trường và kinh tế.

Việc xây dựng một “Thành phố Thông minh” đã và đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại, là một cuộc cách mạng về quản lý đô thị. 

Các thành phố thông minh có thể là những thành phố mới được xây dựng thông minh ngay từ đầu hoặc các thành phố được hình thành vì một mục đích đặc biệt (như một thành phố công nghiệp hay một công viên khoa học) là một thành phố hiện tại được thông minh theo từng bước. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã bắt tay vào các dự án thành phố thông minh như: Seoul, New York, Tokyo, Thượng Hải, Singapore, Amsterdam, Cairo, Dubai, Kochi và Malaga. Xem xét tỷ lệ sáng tạo hiện nay, có thể thấy trong thập kỷ tới, các mô hình thành phố thông minh sẽ ngày càng nhiều và là các chiến lược phổ biến cho sự phát triển của thành phố.

Các dự án thành phố thông minh hiện tại cũng rất khác nhau. Mục tiêu của thành phố Amsterdam là đạt được sự bền vững môi trường hơn thông qua các hoạt động thông minh hơn, sử dụng các công nghệ hiện đại trong nỗ lực giảm khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Các thành phố khác hướng tới một phạm vi rộng các chức năng thành phố thông minh, với công nghệ mọi nơi thông minh đóng một vai trò trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống công dân. Ví dụ điển hình của chiến lược này là thành phố mọi nơi của Hàn Quốc (u-City), được công bố năm 2004, và thành phố Seoul thông minh hướng tới một thành phố được quản trị thông minh hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi công dân của thành phố này.

Ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này, trong đó có Thành phố Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh),… đã triển khai ứng dụng CNTT-TT hướng tới xây dựng “Thành phố Thông minh”.

Viện Tin học Nhân dân thuộc Hội Tin học Việt Nam phối hợp với các chuyên gia của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore triển khai Chương trình nghiên cứu xây dựng Chỉ số Thành phố Thông minh cho các thành phố mới phát triển của ASEAN nhằm xác lập bộ chỉ số để xác định mức độ sẵn sàng cho hành trình trở thành “Thành phố Thông minh”, mức độ chuyển biến của thành phố và các ưu tiên cũng như rào cản cho phát triển “Thành phố Thông minh”.

Theo đó, mức độ sẵn sàng cho hành trình trở thành “Thành phố Thông minh” dựa trên độ đo về quản trị thông minh, phát triển kinh tế thông minh, phát triển nguồn nhân lực thông minh, quản lý và phát triển hạ tầng thông minh, cuối cùng là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Mức độ chuyển biến của thành phố là sự chuyển biến theo hướng “Thông minh hơn” trong những năm qua về các mặt quản trị, kinh tế, giáo dục, hạ tầng và bảo vệ môi trường. Các ưu tiên cũng như rào cản cho phát triển “Thành phố Thông minh” nhằm chỉ ra những ưu tiên cần tập trung đẩy mạnh và rào cản phải vượt qua trong hành trình trở thành “Thành  phố Thông minh”.

Trên cơ sở bộ chỉ số “Thành phố Thông minh”, các nhà quản trị Thành phố có thể nhận diện được mức độ “Thông minh” của thành phố mình, hoạch định tầm nhìn và các ưu tiên cần tập trung đẩy mạnh, các rào cản phải vượt qua để phát triển thành “Thành phố Thông minh”.

Chương trình nghiên cứu tập trung vào các thành phố mới phát triển của ASEAN trong hành trình trở thành thành phố thông minh. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đối với các thành phố của Việt Nam, chúng tôi tập trung vào các thành phố trực thuộc tỉnh (cấp quận huyện), tạo bước khởi đầu cho sự thúc đẩy và động lực phát triển bền vững và “thông minh hơn” cho cho những thành phố khác./.

 

      Danh sách 10 thành phố tham gia khảo sát Smart City 2015

Thành phố Lào Cai

Thành phố Huế

Thành phố Hạ Long

Thành phố Đà Lạt

Thành phố Thanh Hóa

Thành phố Nha Trang

Thành phố Vinh

Thành phố Biên Hòa

Thành phố Hà Tĩnh

Thành phố Mỹ Tho

 Tài liệu:

1.     Download Phiếu khảo sát Smart City 2015 tại đây.

2.     Download hướng dẫn khảo sát tại đây.

3.     Download hướng dẫn chọ đối tượng tại đây.

4.     Dowload Giới thiệu Smart city (bản 1) tại đây và (bản 2) tại đây.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0