Thứ tư, 24/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/05/2011
TS Phạm Văn Tân: Trách nhiệm đến cùng với cử tri

"Tôi không phụ thuộc hay đại diện cho bất cứ nhóm lợi ích nào. Vì thế, nếu trúng cử, tôi tin những ý kiến góp ý, tranh luận của mình luôn đảm bảo tính trách nhiệm, khách quan và độc lập", TS Phạm Văn Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XIII đã tâm sự như vậy khi trò chuyện với PV trước thềm cuộc bầu cử.

Tự hào là đại diện của giới trí thức

Nghe nói ông tham gia ứng cử  lần này với tư cách là đại diện của giới KH&CN Việt Nam?

Tôi được Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA), một tổ chức tập hợp  đông đảo trí thức KH&CN nước nhà giới thiệu. Đây là vinh dự lớn.

Được cả giới trí thức hậu thuẫn phía sau, chắc ông sẽ không gặp khó khăn?

Tôi gặp thuận lợi vì phía  sau có sự ủng hộ của VUSTA - nơi có thể huy động trí tuệ của đội ngũ trí thức hỗ trợ tôi làm tốt vai trò của đại biểu Quốc hội, nếu tôi trúng cử. Tôi nghĩ đây là một lợi thế mà không phải ai có cũng được. Tuy nhiên, người ta vẫn bảo là những người làm khoa học thường không biết "đánh bóng" bản thân. Vì thế, có thể tôi sẽ gặp bất lợi trong việc vận động tranh cử (cười). Nói vậy thôi, tôi nghĩ, trong cuộc "đua" này điều quan trọng không phải là ngồi một chỗ "tô vẽ" bản thân mà phải thể hiện được bản thân mình để người dân thấy tin tưởng.

Bằng cách nào?

Tiếp xúc với dân, gần dân, nghe dân, hiểu dân. Chỉ khi nào hiểu được tâm tư  nguyện vọng của người dân, mới có thể phản  ánh kiến nghị của dân tới các diễn đàn của Quốc hội. Ngoài ra, để người dân tin thì phải thể hiện được năng lực và bản lĩnh trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống. 

Tôi tin vào quyết định của người dân

Ông nghĩ ông sẽ có bao nhiêu % thắng cuộc trong cuộc đua này?

Theo tôi cơ hội chia đều cho tất cả các ứng viên. Mỗi ứng viên  đều có cơ hội ngang nhau khi tiếp xúc với cử tri. Ứng cử viên nào thể hiện được đầy đủ các tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội thì sẽ được người dân tin tưởng lựa chọn.

Theo ông, một đại biểu Quốc hội cần có những tiêu chuẩn gì?

Tài. Điều này có lẽ  là rất cần rồi (cười). Tâm nữa, tôi nghĩ một đại biểu Quốc hội rất cần một cái tâm trong sáng để thấu hiểu và sẻ chia tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Ngoài ra, tôi nghĩ đó còn là sự dũng cảm. Khi cần thiết theo ý chí của người dân phải chất vấn cơ quan hành pháp, chất vấn những người có quyền lực thực sự thì phải thể hiện được chính kiến theo ý chí của cử tri...
Ông nghĩ mình có đủ những tiêu chuẩn đấy không?

Trong các cuộc tiếp xúc cử  tri, tôi sẽ thể hiện bản thân mình. Cử tri sẽ là người đánh giá và bỏ phiếu  cho người đủ tiêu chuẩn.

Và ông tự tin chứ?

Tôi tin vào quyết định của cử tri.

 Qua cầu sẽ không rút ván
 Đặt giả thiết ông sẽ trúng cử. Các đại biểu Quốc hội mới thường mất một thời  gian dài để thích nghi sau đó mới tham gia được vào các hoạt động của nghị trường. Với ông sẽ là bao nhiêu lâu?

Tôi nghĩ nó tùy thuộc vào năng lực và điều kiện của mỗi người. Tôi  đã từng làm việc ở nhiều cơ quan, đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, đã tham gia Hội  đồng nhân dân cấp tỉnh cũng như tham gia vào nhiều diễn đàn, đối thoại. Vì thế, tôi đã trưởng thành nhiều và tích lũy được một số kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy cùng với sự hỗ trợ từ phía sau của giới trí thức KH&CN, tôi tin nếu trúng cử, tôi sẽ nhanh chóng hòa nhập được vào môi trường mới. Tôi nghĩ điều quan trọng là có hiểu rõ trách nhiệm, có đủ tự tin cùng với quyết tâm để thực hiện những điều đã hứa với người dân hay không. Đấy mới là điểm quan trọng.

Nhưng thực tế có nhiều người khi là ứng viên thì hứa rất nhiều, nhưng sau khi trở thành nghị sĩ thì lại "lặn mất tăm", ông sẽ thế nào?


Tôi tự tin vì đằng sau là cả tổ chức Liên hiệp hội rộng lớn, tập thể các nhà khoa học hỗ trợ, giúp  đỡ. Tôi không đơn thương độc mã nên tại sao lại phải "qua cầu rút ván". Đằng sau có một sự hậu thuẫn to lớn như vậy thì không thể làm một "ông nghị" gật được.

Nhưng nói thì dễ còn làm thì không đơn giản?

Đúng là lâu nay có một số  đại biểu Quốc hội trong các cuộc họp nghị trường có vẻ ngại thể hiện chính kiến. Họ ngại bởi tâm lý nể nang, hoặc ngại va chạm vì có thể làm hệ lụy tới quan hệ của địa phương, hệ lụy tới những nhóm lợi ích nào đó. Tuy nhiên, tôi không bị áp lực đó. Nơi tôi đang công tác hiện nay là VUSTA, một tổ chức của quần chúng, đại diện cho quần chúng, nơi mà tiếng nói luôn đảm bảo tính độc lập, khách quan. Do không bị ràng buộc bởi bất cứ nhóm lợi ích nào, vì thế tôi không thấy có bất kỳ sức ép nào. Tôi không ảo tưởng nếu trở thành đại biểu Quốc hội, mình sẽ làm thay đổi được tất cả. Nhưng tôi tin khi mình có hậu thuẫn từ tổ chức của mình thì sẽ có những đóng góp khách quan, trách nhiệm và độc lập. 

Sẽ hình thành các nhóm chuyên gia hỗ trợ

Có ý kiến cho rằng, trong suốt thời gian qua, tiếng nói của giới khoa học trong nghị trường thường chậm và chưa đủ sức thuyết phục, ông nghĩ sao về điều này?

Phải khẳng định thời gian qua, rất nhiều đại biểu đại diện cho giới trí  thức và khoa học nước nhà đã rất có trách nhiệm đóng góp thẳng thắn, tích cực trong nhiều vấn  đề, quyết sách quan trọng của đất nước và được dư luận đánh giá cao... Tuy nhiên, những đóng góp này thường mang tính đơn lẻ, chưa thể hiện được tinh thần tập thể chung. Đây là một điểm hạn chế. Hơn nữa, các tranh luận, góp ý phải dựa trên những khảo sát thực tế, những số liệu cụ thể và thông tin cập nhật.
 
Để làm được điều này các đại biểu Quốc hội của VUSTA và các hội thành viên cần phải có sự hỗ trợ từ phía sau của VUSTA và các tổ chức thành viên, của tập thể các nhà khoa học. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa làm tốt được điều đấy?

Vậy, nếu trở thành đại biểu Quốc hội, liệu ông có huy động được sự  tham gia của giới trí thức và khoa học Việt Nam?

Nếu được cử tri tín nhiệm, là đại diện của giới trí thức nước nhà, tôi sẽ đề nghị VUSTA chủ trì hình thành các hội đồng tư vấn gồm các nhóm chuyên gia hỗ trợ nhóm nghị sĩ trí thức trong Quốc hội. VUSTA sẽ giúp huy động các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực. Hội đồng tư vấn sẽ hỗ trợ trong việc thu thu thập, tổng hợp và phân tích, đánh giá các thông tin đảm bảo tính khoa học, khách quan... giúp Quốc hội có đủ luận cứ khoa học, xác thực để cẩn trọng trước khi biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng của đất nước.

Chúc ông thành công trong cuộc bầu cử sắp tới!
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0