Thứ bảy, 20/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/09/2008
Hội Tin học Việt Nam kiến nghị: “cần có sự phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và quy định chi tiết phù hợp các đặc thù của ngành CNTT”

(VAIP, ngày 23/5/2009 12:00) Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII sẽ tiến hành từ 20/5/2009 đến 20/06/2009 tại Hà Nội, về công tác xây dựng pháp luật, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT).

Liên quan đến các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực CNTT-TT như quyền tác giả bao gồm chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu (phần mềm) và các vấn đề nêu trên trong Luật SHTT ban hành năm 2006 và các dự thảo sửa đổi bổ sung có liên quan đến ngành CNTT-TT và công tác quản lý nhà nước về CNTT-TT, ngày 22/5/2009 Hội Tin học Việt Nam đã có văn bản kiến nghị đến Quốc hội về các sửa đổi trong dự thảo bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành và có hiệu lực từ năm 2006. Luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu (mục m), tác phẩm báo chí (mục c), âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc (mục d,e,g,i,h), các tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (mục a). Đồng thời, do đặc tính kỹ thuật cao của chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu quy định bảo hộ được nêu riêng trong Điều 22. Theo đó chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu được bảo hộ về hình thức và mức độ như tác phẩm văn học dù được thể hiện dưới mã nguồn hay mã máy. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình.

Điều 11 trong Luật sở hữu trí tuệ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.”

Các vấn đề nêu trên trong Luật SHTT năm 2006 và các dự thảo sửa đổi bổ sung có liên quan đến ngành CNTT-TT và công tác quản lý nhà nước về CNTT-TT cho thấy:

Chức năng QLNN của các Bộ đã được cơ cấu lại và những quy định trong Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ không còn phù hợp nữa. Cụ thể Bộ Văn hoá và Thông tin chuyển lĩnh vực báo chí, xuất bản sang Bộ Thông tin và Truyền thông (theo quyết định 1000/QĐ-TTg) và chuyển tên thành Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, còn Bộ Bưu chính Viễn thông cũ nhận thêm chức năng thông tin chuyển thành Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo Nghị định số 187/2007/NĐ-CP Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin; điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia. Chức năng và quyền hạn cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề quyền tác giả, bản quyền và sở hữu trí tuệ được nêu trong Điều 19 của nghị định này. Tương tự như vậy, chức năng của Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch về vấn đề này được nêu trong Điều 10 của Nghị định số 185/2007/NĐ-CP. Dựa theo hai Điều này, Bộ Văn hoá chỉ có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật. Còn Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các qui định của pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm báo chí, xuất bản và dịch vụ công nghệ thông tin, hay nói theo cách khác là các sản phẩm công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm.

Liên quan đến việc quyền tác giả đối với phần mềm máy tính cho thấy:

Luật SHTT năm 2006 quy định bảo hộ chương trình máy tính như tác phẩm viết. Cụ thể, theo Luật SHTT, tác giả của chương trình máy tính (phần mềm) là các cá nhân trực tiếp tham gia xây dựng chương trình. Các tác giả có tất cả các quyền nhân thân như tác giả các tác phẩm văn học nghệ thuật khác - ví dụ như quyền đặt tên, quyền đứng tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm – được bảo hộ trong 50 năm sau khi tác giả cuối cùng chết. Luật Sở hữu trí tuệ không cho phép đăng ký tác giả là một pháp nhân – đây chính là mấu chốt của mọi rắc rối trong thực tế ngành phần mềm hiện nay. Quy định pháp nhân không thể là tác giả của phần mềm có thể nảy sinh các vấn đề: Nếu giám đốc công ty đứng tên tác giả sẽ đối đầu với việc một trong các lập trình viên hoặc những người tham gia dự án phần mềm sẽ kiện vì họ trực tiếp tham gia vào công việc viết hoặc sáng tạo ra phần mềm nên hiển nhiên được pháp luật thừa nhận là tác giả. Nếu theo quy định quyền đứng tên, đưa tên tất các các lập trình viên tham gia dự án vào danh sách tác giả thì có thể sẽ có phần mềm có tới hàng nghìn người. Ghi tên tất cả những người này vào tờ đăng ký bản quyền và giấy chứng nhận bản quyền được cho là thiếu thực tế. Đặc biệt với quy định về quyền nhân thân tác giả, công ty là chủ sở hữu tác phẩm phần mềm muốn phát triển, sửa đổi, công bố ngừng hay hủy bỏ dự án phần mềm phải được sự đồng ý của tất cả các tác giả (lập trình viên tham gia dự án phần mềm). Điều này tương đồng với việc mỗi khi công ty muốn nâng cấp phần mềm đều phải hỏi ý kiến của các lập trình viên (kể cả khi lập trình viên này không còn làm việc tại công ty nữa) và nếu một trong số họ không đồng ý thì dự án nâng cấp coi như phải ngừng.

Vì vậy, trên cơ sở các kiến nghị của các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân hội viên của mình về vấn đề quan đến lĩnh vực CNTT trong Luật SHTT, ngày 22/05/2009 Hội Tin học Việt Nam đã gửi tới Quốc hội các kiến nghị cụ thể:

1. Trong dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ thay các cụm từ Bộ Văn hoá Thông tin trong điều 11 (3 lần) bằng cụm từ: Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Tại diều về “Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”, đề nghị bổ sung quy định “Giao chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu" để Chính phủ có cơ sở xây dựng Nghị định quy định chi tiết phù hợp các đặc thù của quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu.

Các kiến nghị của Hội Tin học Việt Nam với dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ mong muốn Quốc hội xem xét, giải quyết để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0