Thứ ba, 16/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/04/2008
Cần giải bài toán "công chức điện tử"

Ứng dụng CNTT trong dịch vụ hành chính công.

Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đang thực hiện tham vấn rộng rãi các bộ, ngành và chuyên gia nhằm hoạch định lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT).

 

Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt phương thức thử nghiệm ở 9 bộ, địa phương nhằm tìm ra mô hình, bước đi, kinh nghiệm trước khi mở rộng và phát triển CPĐT. Theo các chuyên gia, đây là việc làm thận trọng và cần thiết.

Thiếu lãnh đạo và cán bộ "điện tử"?

Theo các chuyên gia, CPĐT thực sự là "ngôi nhà lớn"; vì thế cần nền móng vững chắc; kiến trúc và kết cấu chặt chẽ; đặc biệt là công tác "thi công" cần được chú trọng và cần thực hiện bởi những bàn tay chuyên nghiệp.

Để giải quyết vấn đề nền móng, nếu như Đề án 112 triển khai tràn lan thì Chính phủ mới chỉ thí điểm thực hiện ở 9 bộ, địa phương (Bộ TT&TT, Tài chính, Tư pháp, GD-ĐT, TPHCM, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An và Đắk Lắk).

Đối với nền móng và kết cấu, VN hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm từ các nước đã thành công với CPĐT. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những vấn đề mấu chốt của VN hiện nay là đội ngũ thợ thuyền.

Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước đang thực sự đáng lo ngại. Một mặt là do nhân lực CNTT có khả năng đang có xu hướng từ chối làm cho cơ quan nhà nước bởi mức lương thấp. Mặt khác, ứng dụng và phát triển CNTT chưa thực sự được chú trọng.

Các cơ quan chỉ rõ: Nếu lãnh đạo vừa không biết và không muốn ứng dụng CNTT thì quá khó để phát triển CPĐT. Thế nhưng, nếu không có cán bộ chuyên nghiệp, biết ứng dụng CNTT vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa có khả năng xử lý sự cố thì cũng không dễ để hình thành CPĐT.

Như vậy, CPĐT tạm thời có thể hiểu chính là việc kết nối hệ thống hành chính; xử lý công việc qua mạng bởi các ứng dụng CNTT. Nếu một mắt xích có vấn đề thì khái niệm mạng sẽ trục trặc, thậm chí là không hiệu quả.

Hoạch định lộ trình


Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT cho biết, mục tiêu của  Đề án CPĐT là đến năm 2010, VN sẽ xây dựng chính phủ nối mạng, chuyển dần thói quen làm việc công văn, tài liệu giấy sang phong cách làm việc trên văn bản điện tử, môi trường mạng và hệ thống thông tin trợ giúp.

Bên cạnh đó, những mục tiêu khác là xây dựng một cổng thông tin điện tử dành riêng cho cán bộ công chức; triển khai kênh tiếp nhận góp ý của người dân và DN...

Theo các chuyên gia, để xây dựng được nền móng và tạo hạ tầng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo, vấn đề then chốt và cần thực hiện ngay là cần ban hành chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc với người làm trong lĩnh vực CNTT; đặc biệt cần có sự chuyển hóa và đào tạo kiến trúc sư và lãnh đạo CNTT.

GS.TS Đỗ Trung Tá, Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về CNTT cho rằng: CPĐT không chỉ làm một vài năm, mà phải cập nhật liên tục và có quá trình, vì thế cần nâng cấp trình độ, tính sáng tạo của đội ngũ CNTT.

Còn ông Đặng Đức Mai (Bộ Tài chính) cho rằng: "Lãnh đạo phải chỉ đạo triển khai CPĐT là chính. Dù lãnh đạo quan tâm, cấp kinh phí, nhưng không xắn tay vào việc thì mức độ công việc cũng khó mà tốt được.

Ông Vũ Hoàng Liên GĐ Cty VDC cho rằng các cơ quan quản lý nên tận dụng sức mạnh công nghệ từ DN và các nguồn lực khác.

Đồng thuận với ý kiến này, ông Nguyễn Đức Cường (Bộ Nội vụ) còn cho rằng dù không nóng vội, nhưng cũng cần có cơ chế để thực thi theo quy định hành chính. Cụ thể cần có sự ấn định những mục tiêu và thời hạn để buộc tất cả công chức và hệ thống hành chính vào cuộc. Ví dụ trước mắt có thể yêu cầu công chức cần xử lý tất cả những vấn đề trên mạng.

Bên cạnh đó có thể thực hiện hình thức như ngày không giấy tờ, bắt buộc cơ quan hành chính và người dân thực hiện. Đó cũng là hình thức tập dượt để kết nối cán bộ và công dân điện tử.

Kinh phí thực hiện năm 2008 là 220 tỉ đồng với mục tiêu: 40% văn bản trao đổi giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, TP (bao gồm: báo cáo, thư mời, lịch công tác) được thực hiện qua thư điện tử. Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, TP bảo đảm cung cấp hộp thư điện tử cho cán bộ, công chức (có tên miền là .gov.vn).

Đến hết năm 2008, tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử cho công việc ở các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, TP là 50%, ở các tỉnh là 30%, trong đó đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa (tới cấp huyện) là 10%.

Tỷ lệ triển khai công tác quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng tại văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ là 70%, tại văn phòng UBND các tỉnh, TP là 50% và văn phòng UBND cấp quận, huyện là 20%.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0