Thứ sáu, 19/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/07/2019
CHƯƠNG TRÌNH ĐOÀN VIETNAM ICT CARAVAN 2019

Lịch trình và Chương trình đoàn phía Bắc:

Thứ Ba

20/8/2019

Hà Nội – Đồng Hới (500 km)

Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tượng đài Mẹ Suốt

5:45-6:30

Tập trung – nhận áo đồng phục + nước uống

6:30-7:30

Xuất phát Hà Nội -  Ninh Bình (Đoàn dừng chân ăn sáng 30 phút)

8:00-9:00

Ninh Bình - Thanh Hoá (đoàn dừng đón đoàn Thanh Hóa cuối đường tránh để đón đoàn Thanh Hóa)

9:00-11:00

Thanh Hóa – Vinh (Viếng thăm tượng đài Bác Hồ - thành phố Vinh)

11:30-13:00

Đoàn nghỉ ăn trưa và giao lưu với Sở TTTT và giới CNTT tỉnh Nghệ An

13:00-5:30

Hà Tĩnh – Vũng Chùa (viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

15:30-16:30

Vũng chùa – Đồng Hới (Viếng thăm tượng đài Mẹ Suốt tại thành phố Đồng Hới)

17:00-19:00

Nhận phòng khách sạn, tắm biển Nhật Lệ

19:00-21:00

Tiệc tối giao lưu giữa Đoàn Caravan và giới CNTT tỉnh Quảng Bình

Thứ Tư

21/8/2019

Đồng Hới – Hội An (300 km)

Viếng thăm các di tích cách mạng tại Quảng Trị hoặc kinh đô Huế

6:00 - 7h00

Ăn sáng và trả phòng khách sạn

7:00 - 9:00

Đoàn di chuyển đến địa điểm tham quan (Ban Tổ chức sẽ xác nhận trước khi đoàn Xuất phát)

10:30-11:30

Đoàn di chuyển về thành phố Huế

11:30-13:30

Đoàn nghỉ ăn trưa và giao lưu với Sở TTTT và giới CNTT TT Huế

13:30-16:00

Huế - Đà Nẵng – Hội An

16:00-19:00

Nhận phòng, khám phá Hội An, tắm biển

19:00-21:00

Tiệc tối giao lưu giữa Đoàn Caravan và giới CNTT tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam

Thứ Năm 22/8/2019

Hội An – Phú Yên (400 km)

(Viếng thăm Bệnh viện Đặng Thùy Trâm hoặc Khu công nghệ lọc hóa dầu Dung Quất hoặc Nhà máy sản xuất ô tô VinFast)

6:00 - 7h00

Ăn sáng và trả phòng khách sạn

7:00 - 9:30

Đoàn di chuyển đến địa điểm tham quan (Ban Tổ chức sẽ xác nhận trước khi đoàn Xuất phát)

10:30-11:30

Đoàn di chuyển về thành phố Quảng Ngãi

11:30-13:00

Đoànghỉ ăn trưa và giao lưu với Sở TTTT và giới CNTT Quảng Ngãi

13:00-17:00

Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên (Kết thúc hành trình Caravan)

17:00-19:00

Nhận phòng, tắm biển, giao lưu với đoàn phía Nam

19:00-21:00

Tiệc chiêu đãi của UBND tỉnh Phú Yên (theo chương trình của BTC hội thảo HTPT)

 

Kết thúc hành trình Caravan

Thứ Sáu 23/8/2019

Khai mạc Hội thảo Hợp tác phát triển

Thi đấu thể thao giải Vietnam ICT Tennis Leadership Cup 2019

Thứ Bảy  24/8/2019

Đoàn tự do khám phá Phú Yên

Các địa danh cùng Vietnam ICT Caravan 2019

·       Viếng Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đầu tiên, Bí thư Quân ủy đầu tiên, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay; người Cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Đoàn ICT Caravan 2016 lên viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vũng Chùa - Đảo Yến nơi đất mẹ Quảng Bình đã được Đại tướng chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Vũng Chùa là khu vực có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, lưng tựa núi Thọ Sơn, mặt hướng ra biển Đông hùng vĩ với nhiều đảo nhỏ như hòn La, hòn Gió, hòn Nồm (đảo Yến). Phần mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm tại Mũi Rồng – mũi đất vươn ra biển, đối diện với đảo Yến.

·       Đèo Bạch Mã: Đèo Bạch Mã thuộc Núi Bạch Mã thuộc địa phận huyện Phú Lộc, cách Tp. Huế 60km về phía nam, có khí hậu như Sapa, Tam Đảo hay Đà Lạt, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Ở đây thực vật phong phú, tươi tốt quanh năm, động vật cũng đa dạng và có vô số các loài chim. Trước đây, vào năm 1932, người Pháp đã cho xây dựng tại Bạch Mã một khu nghỉ mát lớn nằm ở độ cao từ 1.000 - 1.444m so với mực nước biển. Khu nghỉ mát có 139 biệt thự, chợ, ngân hàng, bưu điện, hồ bơi, sân quần vợt và một hệ thống đường dài 19km nối quốc lộ 1A với khu trung tâm Bạch Mã. Hiện nay, khu biệt thự cổ đã được Ban Quản lý vườn quốc gia Bạch Mã cho trùng tu, tôn tạo thành khu nghỉ dưỡng cho du khách, mang tên Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao... Những ngôi biệt thự này vẫn lưu giữ nét kiến trúc kiểu Pháp, thường chỉ cao 2 tầng, có cầu thang vòng và hành lang khá rộng, cửa sổ lớn hướng ra phía đỉnh núi tạo không gian thoáng đãng, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Núi Bạch Mã nổi tiếng về những con suối và ngọn thác ngoạn mục. Từ cây số 16 của tuyến đường Cầu Hai - Bạch Mã, sẽ có một con đường nhỏ dẫn du khách đi bộ khoảng 30 phút để đến ngọn thác Đỗ Quyên cao 400m, rộng 20m hiện ra bất ngờ như treo giữa trời. Những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa Đỗ Quyên đỏ rực nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Ở trung tâm khu nghỉ mát có ngọn thác Bạc cao 10m, rộng 40m như một bức rèm trắng muốt đung đưa trước gió.

Đứng trên đỉnh núi Bạch Mã có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của Đèo Hải Vân, Núi Túy Vân, Đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm.

Là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ đã từng chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ

Bến đò Mẹ suốt: ĐỊA ĐIỂM LỊCH SỬ, CHIẾN KHU, CHIẾN TRƯỜNG BẾN ĐÒ MẸ SUỐT

Từ những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng biết về một bài thơ ca ngợi hình ảnh người mẹ anh hùng của vùng đất lửa Quảng Bình trong chống Mỹ. Đó là hình ảnh Mẹ Suốt trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.

Lắng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình

 

Tượng đài Mẹ Suốt bên dòng sông Nhật Lệ

Tên tuổi anh hùng Nguyễn Thị Suốt được cả nước biết đến như biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tên tuổi của mẹ gắn liền với sự kiện lịch sử trong những ngày đầu đánh Mỹ của quân và dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. Là biểu tượng sinh động, hào hùng của dân tộc ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Mẹ Suốt là một phụ nữ tiêu biểu của vùng đất “hai giỏi” như Bác Hồ kính yêu đã khen tặng “Quảng Bình chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi”.  

Trải qua những năm tháng trường kỳ chống thực dân Pháp và đi đến thắng lợi. Năm 1954, Hòa bình lập lại chưa được bao lâu thì đế quốc lại gây chiến tranh phá hoại. Dựng ra sự kiện vịnh Bắc Bộ, năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc mà vùng đất Đồng Hới - Quảng Bình được chúng xem là cán soong, là tuyến đầu của hậu phương lớn, nên chúng đã tập trung đánh phá với mức độ ác liệt và dữ dội nhất với ý đồ nhằm huỷ diệt và san bằng, biến nơi đây trở về thời kỳ đồ đá. Thị xã Đồng Hới - Thị xã Hoa Hồng xinh đẹp là nơi hứng chịu túi bom của không lực Hoa Kỳ trút xuống, tất cả các loại bom đạn cày xới ở nơi đây.  

Với khí phách của một dân tộc anh hùng, quân dân Quảng Bình nói chung và Đồng Hới nói riêng, một lòng tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng, nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, sẵn sàng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.  

Mẹ Nguyễn Thị Suốt sinh ra ở xóm Vạn chài làng Phú Mỹ (nay thuộc thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới). Từ thuở nhỏ phải đi ở nuôi thân, cuộc đời mẹ hết đi ở đợ nhà giàu này đến nhà giàu khác, làm thuê làm mướn suốt năm, suốt tháng mà vẫn khổ cực. Cách mạng tháng Tám thành công chặt đứt xiềng xích nô lệ, giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc và giải phóng chính cuộc đời mẹ. Nhưng chưa kịp mừng vui thì thực dân Pháp lại xâm lược nước ta lần nữa và cũng như đồng bào cả nước, mẹ phải tiếp tục cuộc đời lầm than, cay đắng.  

Khi giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, lúc này mẹ đã tròn 60 tuổi, nhưng theo tiếng gọi của cách mạng, của Bác Hồ và của Đảng bộ địa phương, thấu hiểu cuộc đời lầm than nô lệ, cảnh nước mất nhà tan cũng như thấm nhuần tình yêu quê hương, căm thù giặc Mỹ tàn phá xóm làng. Mẹ Suốt đã xung phong nhận lấy một công việc tưởng như bình thường, đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm: Đó là chở đò ngang qua sông Nhật Lệ lúc bấy giờ là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của tổ 3 phòng: phòng chữa cháy, cấp cứu, chuyển tải thương binh và giao thông đi lại.  

Ngược dòng thời gian để trở lại những ngày đầu chống mỹ. Hôm đó là ngày chủ nhật 7 tháng 2 năm 1965 (tức là ngày mồng 6 tết ất Tỵ) không lực Hoa Kỳ ồ ạt tấn công bắn phá thị xã Đồng Hới và các vùng lân cận (chúng đã huy động 160 lần chiếc máy bay phản lực hiện đại). Thị xã Đồng Hới như rung chuyển trong khói lửa đạn bom của kẻ thù. Trên sông Nhật Lệ, những cột nước đen ngòm tung lên dữ đội bởi đạn bom. Mẹ Nguyễn Thị Suốt vẫn hiên ngang cầm chắc tay chèo chở bộ đội sang sông, vận chuyển đạn từ bờ ra tàu chiến của ta để đánh trả quân thù. Những chuyến đò của mẹ cũng là đường dây thông tin liên lạc giữa thị xã Đồng Hới với bảo ninh. Dưới làn mưa bom bảo đạn của kẻ thù, mẹ cùng chiếc đò ngang đưa đón cán bộ, bộ đội, nhân dân qua lại đôi bờ. Không hình ảnh nào đẹp hơn một bà mẹ đã ngoài 60 tuổi mà vẫn bất chấp hiểm nguy, hiên ngang ngẩng cao đầu trước hàng loạt đạn bom của Mỹ luôn khống chế và ngăn chặn. Những người đã từng qua đò của mẹ trong những giờ phút nóng bỏng đó không thể không khâm phục trước lòng quả cảm, gan dạ của một bà mẹ đã biến căm thù thành hành động phi thường. Và cho đến nay, Những người đã từng trực tiếp chiến đấu và chứng kiến sáng 7 tháng 2 năm 1965 vẫn không thể lý giải và hiểu nổi vì sao giữa dòng Nhật Lệ nước sôi, đạn bỏng mà mẹ Suốt vẫn anh dũng xông pha và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc đến thế: tiếp đạn cho hải quân ta đánh trả máy bay Mỹ, đưa thương binh vào bờ, chở bộ đội sang sông.  

Chiến công của mẹ Suốt cùng bao chiến công thầm lặng khác của quân và dân Đồng Hới đã lập nên một kỳ tích vang dội chỉ trong hai ngày 7 và 8 tháng 2 năm 1965, quân dân Đồng Hới đã bắn rơi 14 máy bay Mỹ; Từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 28 tháng 4 năm 1965 - 5 tàu chiến Mỹ bị bắn chìm, bắn cháy tại biển Nhật Lệ - mở đầu cho thắng lợi rực rỡ của quân và dân ta.  

Sau trận chiến đấu ác liệt ấy, con đò mẹ Suốt lại tiếp tục đưa đón cán bộ, bộ đội sang sông trong những ngày đánh Mỹ. Với những chiến công của mẹ, ngày 01 tháng 1 năm 1967, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.  

Chiến tranh ngày càng ác liệt, bị thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ lại tăng cường đánh phá miền Bắc và Đồng Hới lại tiếp tục hứng chịu cảnh đạn bom. Ngày 11/10/ 1968 trong lúc làm nhiệm vụ mẹ Suốt đã anh dũng hy sinh bởi một trận bom đạn của kẻ thù.  

Hình ảnh Mẹ Suốt được nhà thơ Tố Hữu khắc họa qua đoạn thơ:  

“Một tay lái chiếc đò ngang 
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày 
Sợ chi sóng gió tàu bay 
Tây kia mình đã thắng Mỹ này mình chẳng thua”.

 Như là một bức tranh sinh động về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hình tượng đó đã được nhân dân Quảng Bình, nhân dân cả nước biết đến như tấm gương tiêu biểu của bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bến đò mẹ chèo năm xưa đã trở thành một di tích lịch sử tiêu biểu ở Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ với tên gọi thân thương, kính trọng: Bến đò mẹ suốt.  

Di tích bến đò Mẹ Suốt nằm ở địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh (phía hữu ngạn) và gần chợ cá Đồng Hới (phía tả ngạn sông Nhật Lệ). Năm 1980, để tưởng nhớ và cảm kích về một người Mẹ anh hùng của quê hương, UBND thị xã Đồng hới đã cho xây dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm của bến đò để hàng ngày người dân Quảng bình đều được gần gủi bên hình tượng của Mẹ. Nơi đây, một ngày không xa, tượng đài Mẹ Suốt sẽ là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương trong tỉnh, là nơi vui chơi quây quần của các cháu thiếu nhi, là nơi để nhân dân cả nước khi thăm bến đò Mẹ Suốt năm xưa tỏ lòng ngưỡng mộ trước một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0