Thứ bảy, 20/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/11/2015
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế tạo vi mạch

Một biên bản thỏa thuận vừa được ký kết giữa công ty Renesas (Nhật Bản) và Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) về hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, chế tạo thử nghiệm…trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế tạo vi mạch (SOTB) tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ đưa ứng dụng SOTB  vào nghiên cứu và chế tạo vi mạch. Ảnh minh họa

Theo trang tin của UBND TP.Hồ Chí Minh, hội thảo chuyên đề giới thiệu công nghệ thiết kế và chế tạo vi mạch tiên tiến (SOTB) vừa được Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) tổ chức. Buổi hội thảo nằm trong Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020.

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm ICDREC chia sẻ, xu thế IoT (Internet of Things) đang phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, y tế, đô thị, quản lý hành chính...

Phục vụ cho xu thế IoT ở nhiều quốc gia trên thế giới, các thiết bị tiêu thụ công suất thấp và thiết bị dùng PIN là một phần không thể thiếu khi các sản phẩm IoT được đưa vào ứng dụng. Những thiết bị này yêu cầu công suất tiêu thụ rất thấp nhưng vi mạch có độ phức tạp và tích hợp ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng về công suất tiêu thụ.

Ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo vi mạch tiên tiến (SOTB) sẽ làm giảm đáng kể công suất tiêu thụ của các vi mạch so với công nghệ truyền thống, ngoài ra SOTB còn làm đơn giản hóa quy trình chế tạo vi mạch. Do đó, công nghệ thiết kế và chế tạo vi mạch tiên tiến SOTB đã tạo ra cuộc cách mạng giảm công suất tiêu thụ cho vi mạch.

Đây là một công nghệ mới, đầy tiềm năng đang được phát triển và ứng dụng ở các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Pháp... Vì vậy, công nghệ SOTB sẽ là công nghệ nòng cốt giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch nói chung và trong chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP.HCM nói riêng.

Cũng tại hội thảo, Trung tâm ICDREC công bố biên bản thỏa thuận đã được ký kết với công ty Renesas (Nhật Bản) về việc hợp tác phát triển công nghệ SOTB về các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, chế tạo thử nghiệm… tại Việt Nam. Đây được xem là một bước phát triển mới trong việc hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch nói chung cũng như sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực SOTB nói riêng.

Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2013-2020) gồm 7 đề án, dự án và chương trình: Đề án đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch; Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng; Đề án phát triển thị trường vi mạch; Chương trình nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm vi mạch; Đề án nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch; Dự án xây dựng nhà thiết kế (Design House).

Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển ngành công nghiệp vi mạch TP. Hồ Chí Minh thành ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng từ 20-30%/năm; thu hút ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về vi mạch điện tử đầu tư hoạt động tại Việt Nam; ươm tạo khoảng 25 doanh nghiệp về vi mạch; xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam với công xuất khoảng 1,8 tỷ con chip/năm; đào tạo được khoảng 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên... Tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 7.000 tỷ đồng.

Lưu ý về việc ứng dụng công nghệ SOTB, lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh Tất Thành Cang cho biết: Cần có những sản phẩm nghiên cứu ứng dụng về vi mạch mang tính thị trường để đưa vào đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0